Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2020

HUYỀN KHÔNG ĐẠI QUÁI

HUYỀN KHÔNG ĐẠI QUÁI

Bất luận Huyền Không Đại Quái có phải hay không do Dương Công (Dương Quân Tùng) truyền lại hay không, song có thể khẳng định đây là một môn phái Phong Thủy đặc biệt sâu sắc. Ở Việt Nam nghe nhắc đến Huyền Không Đại Quái đã ít, biết hiểu và sử dụng được Huyền Không Đại Quái lại càng ít hơn. Kỹ thực áp dụng trong cả hai Trạch Âm Dương đều rất đơn giản thực dụng và hiệu quả. Lý luận của Huyền Không Đại Quái căn bản đều dựa trên Dịch Lý, phát triển Dịch Lý, có độ chuẩn xác cao, phối hợp với Địa Hình thực tế, trăm không sai một.
Huyền Không Đại Quái khi trắc nghiệm Dương Trạch đều ở tại Môn Khẩu hạ La Kinh (Lấy Hướng của Trạch làm Chuẩn) sau đó theo khẩu quyết trong Thiên Ngọc Kinh để lập bàn Phi Tinh, án chiếu các Nguyên Vận mà di chuyển Cửu Tinh.
Sau khi Tinh Bàn lập thành thì dựa vào đó luận Cát Hung, chú ý đặc biệt đến Cửa, Phòng Ngủ, Bếp (Tương tự Dương Trạch Tam Yếu của Tân Bát Trạch) cùng nước ra nước vào...Điểm đặc sắc của Huyền Không Đại Quái là không cần nhớ chính xác thời điểm Tạo Tác của Trạch mà vẫn có thể lập Bàn Phi Tinh luận đoán, điều này giải quyết được vấn đề khó khăn trong thực tiễn khi trắc nghiệm của Huyền Không Phi Tinh...

Ở tại Việt Nam các lý luận căn bản của Huyền Không Đại Quái đã được chuyển dịch ra tiếng Việt, tiêu biểu là bộ Nguyên Không Giám Pháp của La Tương do cụ Tri Tri (tên hiệu trên mạng) dịch có cả Đồ Hình. Tuy nhiên do một số điều kiện thì Huyền Không Đại Quái vẫn chưa có được chỗ đứng vững chắc trên Học Đàn Phong Thủy. Mong rằng sẽ có nhiều người Tâm Huyết để Huyền Không Đại Quái được phát triển tại Việt Nam. ST


A TƯ TIỂU  KHANG TRẢ LỜI VỀ 1 SỐ NỘI DUNG VỀ ĐẠI QUÁI:

Thân Mến Bạn HuyRuan ! Thực ra Huyền Không Đại Quái không hề thất truyền, chỉ là ít được lưu truyền và ít người biết cũng như sử dụng thôi, tại Trung Quốc đã ít, sang Việt Nam càng ít nữa. Phần vì do Duyên Truyền Học Thuật, phần vì tài liệu dịch in ấn khó khăn ... Song song với Tưởng Đại Hồng Tiên Sư của Huyền Không Phi Tinh thì lúc đó ở Trung Hoa cũng có một vị viết sách công bố Huyền Không Đại Quái là Liên Trì Tiên Sinh, sau đó học trò của Ngài là La Tương soạn ra cuốn "Nguyên Không Pháp Giám" là căn bản của Huyền Không Đại Quái (Phải phân biệt với Huyền Không Đại Thành của Trương Tâm Ngôn) sau này có Ngô Sư Thanh ... Đàm Dưỡng Ngô tiếp tục xiển dương học thuật này. Tại Việt Nam cách đây độ 5 năm có Cụ Tri Tri trên mạng đã dịch gần hết cuốn Nguyên Không Pháp Giám là căn bản, sau này có người dịch là Thế Anh tiếp tục dịch thêm về Huyền Không Đại Quái này ... Xin được trích trả lời về Đại Huyền Không của dịch giả Thế Anh để bạn tham khảo:
"Căn bản của nó là cuốn "Nguyên Không Pháp Giám" (Cuốn này ngày trước Cụ Tri tri đã dịch) tài liệu học của nó có cuốn "Đại Huyền Không Trung Hoa", người được coi như Tổ Sư của phái này là Triệu Liên Thành hiệu là Vũ Ninh, sống cùng thời với Tưởng Đại Hồng hiệu là Vân Gian, Nên có câu "Nam Hồng Bắc Triệu" tức nói về phía bắc có Triệu Liên Thành là Tổ Sư của Đại Huyền Không, và nam có Tưởng Đại hồng là Tổ Sư của Phi Tinh Huyền Không (Nhánh Tưởng Thị) !"
Thân Mến Huy ! Cụ Tri Tri và Thế Anh đã quy ẩn khỏi các diễn đàn từ lâu rồi, còn sách đọc thì Bạn nên hai cuốn Thẩm Thị Huyền Không Học (Bản cũ ấy chứ đừng đọc bản Đồ Hình) và Tìm Hiểu Cổ Dịch Huyền Không của Hồ Kinh Quốc ... hai sách đó viết khá căn bản, nhưng quan trọng nhất là Dịch khá tốt, tuy có đôi chỗ vẫn sai nhưng chất lượng cũng rất khá ! 
Thân Mến HuyRuan ! Các sách Bạn mua đó rất căn bản nên cần được đọc lâu dài, nghiền ngẫm, kết hợp và thử nghiệm lý ... Duy có cuốn Tìm Hiểu Cổ Dịch Huyền Không thực chất là diễn dịch lại của Thẩm Thị Huyền Không học, nên đọc ngay để có các căn bản. 
Thẩm Thị tuy không chân truyền nhưng các kiến thức của họ vẫn bổ ích, chỉ là không đầy đủ, đặc biệt là vấn đề kinh nghiệm xử lý thực tế, vì vậy chúng ta vẫn nên học.
Để có kiến thức nền tảng.
Sách viết về Đại Huyền Không thì hình như chưa có, có chăng bạn xem thử trong Trạch Vận Tân Án có đề cập không, Đại Huyền Không ngay cả trong phong thủy học Hoa Giới cũng còn ít đề cập (Có lẽ do nhân duyên chăng) vì thế sách không có ở ta là dễ hiểu. Có điều cần phân biệt Đại Huyền Không với Huyền Không Đại Dịch Quái của Trương Tâm Ngôn tiên sinh, tên hơi giống nhau mà lý luận căn bản lại khác !
Thân Mến HuyRuan ! Cực Dương thành Âm tức là quy luật căn bản của Thiên Địa vậy, bạn nhìn vào đồ hình cá Âm Dương sẽ thấy, Dương Khí đi từ dưới lên trên phát triển đến cực thịnh (Đầu con Cá) thì một điểm Âm sẽ xuất hiện ... tương tự như vậy khi Khí Âm đi xuống dưới sẽ xuất hiện điểm mắt cá Dương. Trong Quẻ Kép điểm Âm Cực Dương Sinh chính là quẻ Địa lôi phục, tương đương với tiết Đông Chí trong 24 tiết khí.
Về Giáo Sư đó mình không biết, cũng chưa từng đọc bài viết của vị ấy nên không dám bàn thế nào ... nhưng thực tế Lý Thuyết và Thực Hành của Huyền Không Đại Quái khá giản dị, tất nhiên các kinh nghiệm bí quyết thì thường được ẩn mật nhưng nếu biết được cũng rất đơn giản ... Các lý thuyết đa hoa, đẹp thì có đẹp, nhưng nhiều khi lại vô dụng, mê hoặc lòng người !
Về Vận 8 hay bất kỳ vận nào, theo thuyết của Huyền Không Trung Châu Phái thì thịnh, suy, bổ, tiết, hưu, tuyệt ... căn cứ vào tương sinh tương khắc với Tuần Trung (Bạn có để ý các Vận luôn mở đầu tại năm có số đuôi là 4 không ?!) ... riêng về Vận 8 tuy có thể hao hụt chút ít, nhưng đối với Tam Bạch dù ở Vận nào cũng vẫn là Tốt, đâu phải vô lý khi Chư Cổ Đức Tiên Hiền liệt chúng vào Tam Bạch Cát Tinh, còn vì sao thì sau này có Duyên sẽ bàn thêm với Bạn !
Nam Phong thì mình cũng có biết sơ sơ khi xưa ở Diễn Đàn phongthuy168.co.cc ! Đó là người rất ham học và chịu khó nghiên cứu (Không lười như mình ... hờ hờ hờ Description: Very Happy) ! NamPhong nói đúng đấy ... Thẩm Thị chỉ biết được mỗi một Bí Quyết Ai Tinh (Bài Bàn Chính Châm - Kiêm Quái là sau mới biết ) còn lại như Hai Quyết Bài Long và Thu Sơn Xuất Sát là không biết (Thu Sơn Xuất Sát của họ Thẩm thực chất là Trạch Sơn Trạch Thủy tức ứng dụng Sơn Thủy cho phù hợp với Vượng Tinh của Sơn Tinh Hướng Tinh )
HuyRuan Thân Mến ! Tuần Trung chính là Tuần Con Giáp, tức là 10 ngày bắt đầu bằng Giáp Tý, Giáp Dần, Giáp Thìn, Giáp Ngọ, Giáp Thân, Giáp Tuất ...
Bài Long và Thu Sơn Xuất Sát của Trung Châu Phái là đúng, Bạn tìm tài liệu do Nam Phong viết là có vậy ! Sách về Thôi Sơn Thôi Thủy để Vượng Tài Vượng đinh nằm rải rác ở các sách về Huyền Không Phong Thủy ... Các tài liệu về Hình Thế như của Cụ Tả Ao (Có thể do người sau thêm thắt vào hoặc tá Danh của Cụ) rất lơ mơ khó hiểu, đọc thì nghe sang sảng như chuông đồng, nhưng ứng dụng thì gần như không thể, có được con mắt nhìn ra các hình thế ấy phải trải qua lâu dài luyện tập và chịu khó đi xem các kiểu đất đã có được chứng nhận. Trong bước căn bản chỉ cần tìm hiểu về Oa Kiềm Nhũ Đột bốn kiểu căn bản, phân biệt Hình Sơn theo Ngũ Tinh, Cửu Tinh, Long thì xem các kiểu Thuận Long, Nghịch Long, Ác Long, Tà Long, Nhược Long ...
Mãi Học Hỏi Thân Mến ! Do sau này các tài liệu được công bố nhiều nên Thẩm Thị (Thẩm Tổ Miên nối tiếp cha mình là Thẩm Trúc Nhưng) đều có bổ sung cho đầy đủ, các cách cục Thập Hợp, Tam Ban Xảo Quái, Vượng Sơn Vượng Hướng ... đều là chính xác ! Tuy nhiên biết thì là vậy, nhưng bố cục thế nào để phát huy hiệu quả thì còn rất bí mật. Như Chung Nghĩa Minh tiên sinh là đại cao thủ về Huyền Không ở Đài Loan có nói phải mày mò tìm kiếm gần 20 năm mới đại ngộ Bí Quyết Tam Ban Đả Kiếp Pháp, nhưng ông không công bố trên sách mà chỉ nội truyền cho Môn Đồ (Học trực tiếp và học phí rất cao) ...

- Đại Huyền Không và Huyền Không Phi Tinh có thể tính là hai hệ thống trong cùng một môn phái, nhưng Huyền Không Phi Tinh được công bố rộng rãi hơn. Huyền Không Phi Tinh ứng dụng cho các Tiểu Cục, Đại Huyền Không tính Đại Cục. Huyền Không Phi Tinh tính theo Nguyên Vận lúc tạo lập, nhưng Đại Huyền Không thì không cần phụ thuộc vào năm tháng, chỉ cần có Sơn Hướng chuẩn xác là lập bàn tính quái được rồi ... nên có thể nói Đại Huyền Không và Huyền Không Phi Tinh kết hợp sẽ rất tốt.



Giới hạn của Huyền Không Đại Quái

Huyền Không Đại Quái không phải là cây đũa thần có thể biến đổi tất cả.
Thời gian qua trên mạng và trên thị trường có rất nhiều người quảng cáo marketing về sách vở, lớp học về Huyền Không Đại Quái. Hơn ai hết, chúng tôi tự hào là những người đầu tiên đem Huyền Không Đại Quái chính thống đến thị trường Việt Nam. Dĩ nhiên chúng tôi cũng biết rằng khi đem ra giảng dạy thì nguy cơ mất mát kiến thức, đối thủ cạnh tranh là rất rõ ràng nhưng chúng tôi vẫn quyết định chia sẻ và dĩ nhiên là cũng có những người sao chép nhưng chúng tôi không lấy chuyện đó làm trọng.
Tuy nhiên khi có nhiều bạn liên hệ với chúng tôi để xin học Huyền Không Đại Quái thì chúng tôi cần nói rõ 1 số điểm yếu của trường phái này cho các bạn rõ để nếu các bạn học tập thì không có gì phải băn khoăn sau khi học. Vì có rất nhiều người quảng cáo thu lợi mà không nói rõ cho các bạn học viên biết.
Lý thuyết của Huyền Không Đại Quái rất hay nhưng việc ứng dụng vào phong thủy thì rất khó áp dụng cho dương trạch nhà cửa, phần nhiều chỉ áp dụng cho mộ phần.
Đó là vì việc đảm bảo đo độ số tọa hướng đòi hỏi rất rất nhiều kinh nghiệm thực hành Phong Thủy. Điều này chúng tôi rút ra từ rất nhiều kinh nghiệm giảng dạy cho học viên và huấn luyện nội bộ cho nhân viên công ty.
Môi trường nhà ở xung quanh chúng ta hiện nay đang bị nhiễu từ rất nhiều, cửa sắt, bê tông cốt thép, giàn giáo xây dựng, dây điện âm tường, quạt, đèn, điện, máy tính….nên việc đòi hỏi đo chính xác từng độ số cho đúng từng hào quẻ trong Huyền Không Đại Quái không phải là việc dễ. Ngay cả việc xác định hướng độ trong 1 Quái (bao gồm 5 độ) thì học viên nếu có “số giờ bay” (số giờ thực hành đo La Bàn) thấp từ 30 – 48 giờ thì đôi khi vẫn rất khó để lấy đúng. Khác với Bát Trạch chấp nhận sai số trong 45 độ hay Huyền Không Phi Tinh chấp nhận sai số trong 15 độ.
Do đó nên việc ứng dụng Huyền Không Đại Quái vẫn được chúng tôi khuyến khích 70% là dùng cho Âm Phần, Mộ Phần. Mà đã dính với vấn đề mộ phần thì gần như là học viên nào cũng thích (vì nhiều bí ẩn, đam mê) nhưng rất ít học viên có khả năng hay thời gian để theo đuổi môn này trừ khi học viên đó muốn đi theo con đường chuyên nghiệp. Và để làm được phong thủy mộ phần thì còn liên quan đến cả Loan Đầu, Nghi Thức, Tầm Long Huyệt….chứ không chỉ biết Huyền Không Đại Quái là có thể làm được.
Do đó chúng tôi vẫn thường nói rõ với học viên rằng môn Huyền Không Đại Quái thích hợp hơn cho những người muốn trở thành thầy Phong Thủy chuyên nghiệp còn nếu người bình thường nếu đam mê vẫn có thể theo học nhưng vì môn này nặng về học thuật và thực hành nên chúng tôi sẽ không thể để giá học phí chia sẻ dành cho cộng đồng được.
Và bên cạnh đó thì việc các bạn biết thêm 1 trường phái phong thủy không có nghĩa là các bạn có thể thay đổi toàn bộ cuộc sống của mình. Bạn nhớ lại trước đây, khi các bạn mới học phong thủy, chỉ biết Bát Trạch thì các bạn chưa giải quyết được nhiều trường hợp cụ thể trong cuộc sống. Khi học đến Phi Tinh, các bạn giải quyết được rất nhiều trường hợp nhưng vẫn còn 1 số trường hợp chưa giải quyết được. Sau đó các bạn lại khao khát tò mò muốn biết Đại Quái là gì. Sau này là cả Lục Pháp là gì? Đích đến của các bạn ở đâu?
Thay vì đi tìm đến cái mới, tốt nhất là nên rèn luyện kiến thức cũ cho chuyên sâu, mài giũa cho sắc bén thì bất kỳ kiến thức nào, kể cả Bát Trạch đều có thể trở thành con dao lợi hại của các bạn. Sau khi các bạn đã thành thạo 1 kiến thức thì mới nên học thêm 1 kiến thức mới như Phi Tinh, Đại Quái là điều rất đáng khích lệ.
Đây là lời khuyên chân tình của tôi dành cho các bạn đam mê bổ sung kiến thức mới của mình vì không muốn các bạn phải tốn kém nhiều tiền bạc, công sức mà không đúng với mục đích của mình.
Còn nếu các bạn vẫn đủ đam mê để theo đuổi thì chúng tôi sẵn sàng chào đón các bạn. Học phí của Tường Minh là luôn luôn ở mức hợp lý nhất cũng như các chính sách chăm sóc học viên đi kèm về sau.

Master Nguyễn Thành Phương






THÚC ĐẨY ĐÀO HOA


THÚC ĐẨY ĐÀO HOA

Mùa cưới hàng năm, nô nức các cặp đôi đi phát thiếp mời, quý khách cũng hào hức sắm sửa dự tiệc. Nếu bạn vẫn chưa có tin mừng thì đừng vội từ chối lời mời đám cưới, đây chính là dịp tốt để thúc đẩy đào hoa đấy. Không tin ư? Hãy cùng thử xem.
 Muốn thúc đẩy đào hoa có rất nhiều biện pháp, trong đó có cách dự tiệc cưới để phúc khí, hỉ khí lây lan sang cho mình. Người xưa quan niệm, cưới hỏi là việc vui, dự việc vui của người khác thì tự khắc việc vui của mình cũng sẽ nhanh đến. Có 2 cách vượng nhân duyên theo phong thủy, vô cùng dễ thực hiện, có thể áp dụng khi dự hôn lễ của người khác.
 1. Trong lễ cưới, cô dâu chú rể tràn đầy hỉ khí nên phải tận lực nghĩ cách để nhận được tiền lì xì từ họ. Ví dụ như hỗ trợ mở cửa xe, làm lễ tân hoặc đảm nhiệm trọng trách phù dâu, phù rể,…
Khi đó, chắc chắn hồng bao hỉ sẽ đến tay, không cần biết nhiều hay ít cũng đủ giúp bản thân thu nhận nhân duyên, tăng thêm phúc khí rồi. Tiền may mắn đó hãy để trong ví, luôn mang theo người, không nên tiêu.
 2. Khi tham gia tiệc cưới, nhớ tranh thủ cầm bảy viên kẹo hoặc bảy chiếc bánh cưới về. Sau đó đem đặt trong chiếc hộp hình trái tim đẹp, đặt trên bàn ăn bảy ngày, ngụ ý bảy bảy bốn chín, tụ tập hỉ khí, để không khí may mắn tràn ngập khắp không gian.
 Kết thúc bốn chín ngày cầu may, bỏ những viên kẹo hoặc chiếc bánh đó vào túi mang theo bên mình và dần dần ăn chúng. Nhớ là chỉ được ăn một mình, không nên mời người khác ăn chung. Có như vậy thì mới thúc đẩy đào hoa, vượng nhân duyên cho bản thân. 
 Phương pháp này không chỉ dùng để cầu duyên, mong sớm có chuyện tốt lành về hôn nhân mà còn có tác dụng vượng sự nghiệp, tăng may mắn trong cuộc sống và chiêu dụ tài lộc, vạn sự hanh thông. Vì đám cưới chính là sự kiện vui nhất, nhiều phúc nhất, cũng mang tới sự ấm no, đầy đủ nhất trong đời người.
Nguồn: Tổng hợp.

PHÁP SỰ Trình tự dâng lễ


PHÁP SỰ
Trình tự dâng lễ

- Theo lệ thường, người ta lễ thần Thổ địa, thủ Đền trước, gọi là lễ trình. Gọi là lễ trình vì đó là lễ cáo Thần linh Thổ Địa nơi mình đến dâng lễ. Người thực hành tín ngưỡng cao lễ Thần linh cho phép được tiến hành lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ.
Sau đó người ta sửa sang lễ vật một lần nữa. Mỗi lễ đều được sắp bày ra các mâm và khay chuyên dùng vào việc cúng lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ.
- Kế đến là đặt lễ vào các ban. Khi dâng lễ phải kính cẩn dùng hai tay dâng lễ vật, đặt cẩn trọng lên bàn thờ. Cần đặt lễ vật lên ban chính trở ra ban ngoài cùng.
- Chỉ sau khi đã đặt xong lễ vật lên các ban thì mới được thắp hương. Phải nhớ là rót rượu xong thì mới thắp hương.
- Khi làm lễ, cần phải lễ từ ban thờ chính đến ban ngoài cùng. Thường lễ ban cuối cùng là ban thờ cô thờ cậu.
Thứ tự khi thắp hương:
Thắp từ trong ra ngoài
Ban thờ chính của điện được đặt theo hàng dọc, ở gian giữa được thắp hương trước.
Các ban thờ hai bên được thắp hương sau khi đã thắp xong hương ban chính ở gian giữa.
Khi thắp hương cần dùng số lẻ: 1, 3, 5, 7 nén. Thường thì 3 nén.
Sau khi hương được châm lửa thì dùng hai tay dâng hương lên ngang trán, vái ba vái rồi dùng cả hai tay kính cẩn cắm hương vào bình trên ban thờ.
Nếu có sớ tấu trình thì kẹp sớ vào giữa bàn tay hoặc đặt lên một cái đĩa nhỏ, hai tay nâng đĩa sớ lên ngang mày rồi vái 3 lần.
Trước khi khấn thường có thỉnh chuông. Thỉnh ba hồi chuông. Thỉnh chuông xong thì mới khấn lễ.
Văn khấn
Khi tiến hành lễ dâng hương bạn có thể đọc văn khấn, sớ trình trước các ban, hoặc chỉ cần đặt văn khấn, sớ trình lên một cái đĩa nhỏ, rồi đặt vào mâm lễ dâng cúng cũng được.
Khi hoá vàng thì phải hoá văn khấn và sớ trước.

Thanh Long – Bạch Hổ – Chu Tước – Huyền Vũ


Thanh Long – Bạch Hổ – Chu Tước – Huyền Vũ

Tứ tượng hay tứ thánh thú, là một khái niệm hình tượng bộ bốn trong khoa học thiên văn, triết học, phong thủy,… phương Đông.
Tứ tượng (Si Xiang) là bốn thánh thú trong các chòm sao cổ đại:
* Thanh Long của phương Đông
* Chu Tước của phương Nam
* Bạch Hổ của phương Tây
* Huyền Vũ của phương Bắc
Mỗi thánh thú cai quản một phương và tượng trưng cho một mùa, chúng có những đặc điểm và nguồn gốc riêng. Chúng được miêu tả đầy sinh động trong thần thoại và trí tưởng tượng của người Trung Hoa, và cả trong Manga và Anime của Nhật.
Tứ tượng được đặt cho những cái tên loài người tương ứng khi Đạo giáo trở nên phổ biến. Thanh long có tên là Mang Zhang (Mạnh Chương), Chu tước là Ling Guang (Lăng Quang), Bạch hổ là Jian Bing (Giám Binh), và Huyền vũ là Zhi Ming (Chấp Minh)
1. Huyền Vũ (Thuỷ)
Hình dạng khởi thủy của Huyền Vũ là con “vũ” màu đen, với Vũ là một linh vật kết hợp của rắn và rùa. Đây là linh vật rất cổ của Trung Hoa. Trong truyền thuyết về tổ của người Trung Quốc, Phục Hi là Tổ phụ, Nữ Oa là Tổ mẫu, thì Phục Hi có hình rắn, Nữ Oa có hình rùa. Sự kết hợp giữa rắn và rùa cho thấy một totem cổ đại từ xa xưa, tượng trưng cho sự Trường Tồn và Sức Mạnh.
Huyền Vũ (玄武) là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học.
“Chòm Huyền Vũ (rùa và rắn đen) gồm: Đẩu (cua), Ngưu (trâu), Nữ (dơi), Hư (chuột), Nguy (én), Thất (heo) và Bích (nhím)”
Hình tượng Huyền Vũ có liên quan mật thiết đến một vị thần có vị trí rất cao trong Đạo giáo là Huyền Thiên Trấn Vũ đại đế, ông còn các danh xưng khác: Thượng đế tổ sư, Đãng ma thiên tôn, Hỗn nguyên giáo chủ, Bắc cực huyền linh đại đế. Ông có 2 con vật thiêng là Linh Quy và Thần Xà, tượng trưng cho sự trường tồn và trí tuệ. Vì vậy chữ “Vũ” trong “Huyền Vũ” ở đây với nghĩa là “sức mạnh” gồm cả rùa và rắn (tiếng Anh dịch là Warrior).
2. Bạch Hổ (Phong) 
Bạch Hổ là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con hổ (虎), có màu trắng (bạch, 白) là màu của hành Kim ở phương Tây, do đó tương ứng với mùa thu.
Bạch Hổ cũng là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học.
“Chòm Bạch Hổ (cọp trắng)gồm: Khuê (sói), Lâu (chó), Vị (trĩ), Mão (gà), Tất (quạ), Chủy (khỉ) và Sâm (vượn)” 
3. Thanh Long (Lôi)
Thanh Long (青龍) hay Thương Long là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, âm dương, triết học.
Trong thiên văn, Thanh Long chỉ cung gồm 7 chòm sao phương đông trong Nhị thập bát tú, đó là:
* Giác Mộc Giảo (sao Giác)
* Cang Kim Long (sao Cang)
* Đê Thổ Lạc (sao Đê)
* Phòng Nhật Thố (sao Phòng)
* Tâm Nguyệt Hồ (sao Tâm)
* Vĩ Hỏa Hổ (sao Vĩ)
* Cơ Thủy Báo (sao Cơ)
Trong đó Giác là hai sừng của rồng, Cang là cổ của rồng, Đê là chân trước của rồng, Phòng là bụng của rồng, Tâm là tim của rồng, Vĩ là đuôi của rồng, Cơ là phân của rồng. Bảy chòm sao này xuất hiện giữa trời tương ứng với mùa xuân.
Hai sao Phòng và Tâm là gần nhau nhất trong cung Thanh Long, có nhiều đặc điểm tương đồng về độ sáng, cấu tạo, chu kỳ, … nên thời được ví như hai chị em sinh đôi.
Thanh Long là linh vật thiêng liêng bậc nhất trong Tứ tượng( thần thú), thời cổ đại gọi là Thương Long, có tượng là hình rồng (long, 龍), có màu xanh (thanh, 青) màu của hành Mộc ở phương Đông, do đó tương ứng với mùa xuân
4. Chu tước (Hỏa) 
Chu Tước (朱雀) là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học Phương Đông.
Trong thiên văn, Chu Tước chỉ cung gồm 7 chòm sao phương nam trong Nhị thập bát tú, đó là: 
* Tỉnh Mộc Hãn (sao Tỉnh)
* Quỷ Kim Dương (sao Quỷ)
* Liễu Thổ Chương (sao Liễu)
* Tinh Nhật Mã (sao Tinh)
* Trương Nguyệt Lộc (sao Trương)
* Dực Hỏa Xà (sao Dực)
* Chẩn Thủy Dẫn (sao Chẩn)
Trong đó Tỉnh tượng hình mỏ chim, Quỷ tượng hình mào chim, Liễu tượng hình diều chim, Tinh tượng hình cổ chim, Trương tượng hình bụng chim, Dực tượng hình cánh chim, Chẩn tượng hình đuôi chim.
3 sao Liễu, Tinh, Trương có vị trí gần nhau nhất trong cung Chu Tước thường xuất hiện cùng lúc trên bầu trời tạo thành một đường thẳng.
STBS