Thứ Bảy, 9 tháng 12, 2017

PHÉP CHỌN THỜI GIAN

PHÉP CHỌN THỜI GIAN
Chọn các tháng lành để dựng pháp đàn: Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng tư, tháng năm, tháng mười một. 
Ngày lành trong tháng Bạch nguyệt: Mùng hai, mùng ba, mùng bẩy, mùng mười, mười ba, mười lăm. 
Ngày lành trong tháng Hắc nguyệt: Từ ngày 16 đến ngày 30. 
Nếu chuẩn theo Thất Câu Chi Phật Mẫu đẳng kinh: Tiêu tai là từ ngày mùng một đến mùng tám; Tăng ích là từ ngày mùng tám đến ngày mười lăm; Ái kính là từ ngày mười sáu đến ngày hai mươi ba; Điều phục là từ ngày hai mươi ba đến hết tháng. 
Lại cũng nến theo ngày có Cát tinh trực nhật để hành pháp. Nếu có sao Tỉnh, sao Dực, sao Tất, sao Đẩu, sao Chủy, sao Vĩ, sao Tâm, sao Quỷ, sao Cơ, sao Thất là các sao tốt nhất, cầu mọi việc đều được thành tựu. Nếu làm vào ngày có sao tỉnh thì mọi sở cầu đều thành tựu, lại cả họ hàng quyến thuộc cũng được lợi. Nếu làm vào ngày có sao Vĩ, sao Đẩu, sao Chủy thì được người khác yêu kính và được tài vật. Nếu làm vào ngày có sao Sâm thì thì tai ương đều được hóa giải. Nếu làm vào ngày có sao Cơ thì con cháu được trường thọ. Nếu làm vào ngày có sao Thất thì sẽ thành tựu những việc tốt đẹp. Nếu làm vào ngày có sao Quỷ thì sẽ được nhất thiết tối thắng. Nếu làm vào ngày có sao Tâm, sao Phòng thì được khoái lạc, xứng ý. 
Phép chọn cát tinh điểm nhãn đó là Mộc tinh cục thuộc Trách Thương, Thủy tinh cục thuộc Na Hiệt, Kim tinh cục thuộc Cát thiện. Đó là “Tam tinh hòa hợp trực nhật” (trực nhật ba sao hòa hợp). Nếu làm an tượng khánh tán khoa khi vào những ngày này thì sẽ được phúc đức tối thượng. 
Cử hành vào các ngày có 5 sao (theo thứ tự trong Nhị thập bát tú) thứ ba, thứ sáu, thứ bẩy, thứ mười, thứ mười một, cùng hiệp đồng với mặt trăng thì đại cát.
Cử hành vào các ngày có 4 sao thứ hai, thứ sáu, thứ mười, thứ mười một, cùng hiệp đồng với sao Thủy thì đại cát. 
Cử hành vào các ngày có có 4 sao thứ hai, thứ bẩy, thứ chín, thứ mười một, cùng hiệp đồng với sao Mộc thì đại cát. 
Cử hành vào các ngày có 3 sao thứ sáu, thứ bẩy, thứ mười, cùng hiệp đồng với sao Kim thì đại cát.
Cử hành vào các ngày có 3 sao thứ hai, thứ ba, thứ năm thì có thể phá tán tài vật.
Pháp sư nên biết rõ ngày lành tháng tốt, cát tinh thuận hòa mà hành sự, thì dù chỉ trong khoảnh khắc của một sát na thôi cũng đủ để thành tựu việc an tượng khánh tán, thu được phúc đức tối thượng, được qua cửa của Chuyển Luân vương, Đại Quốc vương, không còn phải nghi ngờ gì nữa. Lại nếu được cát tinh chiếu diệu thì nhất thiết tai ương chướng ngại đều tiêu tán, đời đời kiếp kiếp được thành tựu. Thợ thuyền và những người tham gia khác cũng được lợi lạc. Những lễ vật cúng dường Như Lai còn thừa nên chia đều cho mọi người. Người được hưởng thì tai tiêu tội diệt. Giáo hóa của pháp sư cũng nhờ đó được lưu hành. Thí chủ nên quảng kết thiện duyên, tùy theo sức lực mà bố thí vàng bạc, tài lụa, voi ngựa, xe cộ, dốc lòng nghe lời pháp sư dậy bảo.
Pháp sư hoan hỉ, hiền thánh cũng hoan hỉ. Lại như tỳ khưu, tỳ khưu ni, ưu bà tắc, ưu bà di lấy tiền tài, phẩm vật, theo sức cúng dường sẽ khiến phúc quả viên mãn. Vào đêm hôm ấy, treo đèn kết hoa, cử hành ca vũ. Thí chủ và quyến thuộc đứng xung quanh, cung kính đảnh lễ mạn noa la. Vật phẩm cúng dường trong đàn lễ nên tán thí hết. Pháp đàn xong xuôi, tức thì thu dọn đồ vật. Phấn ngũ sắc nên đổ xuống sông.
Dùng nước sạch Cù ma da[1] rảy khắp nền đất của đàn tràng rồi quét dọn theo phép. 

Phật thuyết nhất thiết Như Lai an tượng tam muội nghi quỹ kinh hết. ST  - TTĐ

Chúng ta thường nghe nói thắp 3 nén nhang mà không được thắp 2 hoặc 4, thế nhưng ít ai hiểu được nó tượng trưng cho điều này.

Chúng ta thường nghe nói thắp 3 nén nhang mà không được thắp 2 hoặc 4, thế nhưng ít ai hiểu được nó
tượng trưng cho điều này.

Rất nhiều người thường đến chùa thắp hương và cúi đầu bái Phật để cầu phúc, cầu tuổi thọ, cầu con đàn cháu đống, cầu thăng quan tiến chức, cầu phát tài phát lộc, tình duyên mỹ mãn, vạn sự như ý. Họ đều thành tâm thiện ý gửi gắm nơi cửa Phật, thế nhưng ý nghĩa của 3 nén nhang, 3 cái vái lạy lại không mang ý nghĩa như vậy.
3 nén nhang, 3 cái vái lạy trước Phật là một hành động thể hiện sự tôn kính, hành vi tự nguyện đối với đấng bề trên sáng suốt, và cũng đại diện cho luật nhân quả logic.
3 nén nhang lần lượt có tên là: giới hương, định hương và huệ hương.
Nén nhang thứ nhất, trước mặt Phật để bày tỏ lòng quyết tâm vứt bỏ thói quen và những ý niệm xấu của bản thân.
Nén nhang thứ hai, bày tỏ hy vọng mong muốn bản thân được ổn định về mọi mặt, tâm được yên ổn.
Nén nhang thứ ba để cầu khấn bản thân sớm có được trí tuệ, thông minh.
Giới, Định, Huệ là cách để con người thoát khỏi sự mê muội và đi đến con đường tỉnh ngộ và đó cũng là một loại quan hệ nhân quả. Chỉ có vứt bỏ đi thói quen và những quan niệm xấu của bản thân, tâm mới yên và sau đó mới xuất hiện “yên mới sinh huệ”.
Con người nếu chỉ một lòng muốn được thăng quan tiến chức, chỉ đòi hỏi về vật chất, đánh người, trộm cắp, tham ô hối lộ, trục lợi,…thì thử hỏi tâm của họ sao mà yên ổn được. Trong lòng mệt mỏi, không được yên tịnh thì sao có thể đạt được trí tuệ hoàn mỹ đây?
Tóm lại, vái lạy ba cái, một vái thể hiện lòng tôn kính đối với Phật (bề trên sáng suốt); hai vái thể hiện mong muốn được học hỏi bề trên, muốn được quy về chốn cửa Phật; ba vái thể hiện sự hối cải về những lỗi lầm của mình trước đấng tôn nghiêm.

LỄ PHẢ ĐỘ GIA TIÊN:

LỄ PHẢ ĐỘ GIA TIÊN:

1. Bài Khấn trước khi đến Linh …………. làm lễ Phả độ gia tiên: trước lễ 1 ngày gia đình lên thắp hương và đốt vàng tiền biếu ngài Thổ công, các quan sứ giả tại nhà và khấn như sau:

Nam mô A Di Đà Phật – Nam mô A Di Đà Phật - Nam mô A Di Đà Phật
Kính lạy: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, chư vị thần linh, gia tiên họ hàng và các chư vị long linh chúng sinh cô hồn tại đất này.
Hôm nay là ngày … tháng … năm …………..
Tín chủ chúng con tên là: ……..hợp đồng dương gia môn quyến đẳng cư ngụ tại nhà số nhà …….
Hôm nay gia đình chúng con nhờ các Pháp Sư ……………………
 thành tâm sắm sửa nhang hoa lễ vật cầu siêu độ cho các vong linh tại Linh Ứng Điện, địa chỉ: nhà số ………………………………............
………………………………., phường …………………………..,
Quận …………………………., Thành phố Hà Nội kính mời các vị về hướng hiển, mở cửa âm dương để siêu thoát.
Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, chư vị thần linh, gia tiên và các chư vị vong linh chúng sinh cô hồn tại đất này. Cúi xin các ngài giáng lâm Linh Ứng Điện án tọa, soi xét chứng giám.
Do vậy, chúng con lễ bạc, bày tỏ lòng thành, nguyện xin nạp thọ, phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình chúng con, người người khỏe mạnh, già trẻ bình an hương về chính đạo, lộc tài vương tiến, gia đạo hưng long.
Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.







* Lưu ý:
4. Gia đình khi bắt đầu chuẩn bị đi lễ thì lại thắp hương một lần nữa khấn như trên và cũng xin mời các vong đi về địa chỉ trên.
5.  Khi tiến hành lễ  yêu cầu thân nhân trong gia đình phải ăn mặc kín đáo không hở hang, không nên có mặt người hay đánh cãi nhau hay làm mất lòng vong lúc vong còn sống.
6. Thành phần trong lễ nên có từ 4 đến 6 người hoặc đầy đủ con cháu càng tốt. Người đến lễ phải trong tình trạng sức khoẻ tốt và không quá già yếu hay có bệnh tật, tránh tình trạng bị vong nhập mất sức dẫn đến cực kỳ mệt mỏi.
7. Gia đình nên chuẩn bị viết sẵn những câu hỏi cần thiết ra giấy tránh tình trạng vong lên chẳng biết hỏi cái gì, nên chuẩn bị máy ghi âm hay camera ghi hình.
8. Nếu đến nơi bản điện của Linh Ứng Điện lễ xong mời vong lên, gia đình nên đem theo một ít bánh kẹo, 1 chai rượu nhỏ, nước ngọt, trầu cau, ca cốc, túi ni lon, khăn mặt để phục vụ vong cũng như để đựng rác đem về, không khạc nhổ vứt rác bừa bãi tuyệt đối giữ vệ sinh chung.


















2. Lời khấn trước khi đi Lễ phả độ gia tiên:
Trước khi đến chùa làm lễ khấn ở nhà như sau:

Con xin lậy Trời, lậy phật, lậy vua, lậy mẫu, lậy trầu, lậy các quan, các quan thần linh bản địa, thần hoàng bản thổ, thần công thổ địa, thần tài, thần quân táo công, các chư vị thần linh đang cai quản nơi này ! Xin các ngài cho phép và Xin kính thỉnh: Các cụ tổ tiên hai bên nội ngoại, các vong linh, hương hồn, các cô bé đỏ của dòng họ ……………………
………………………………………………………………………
Các vong linh, hương hồn đang lẩn quất quanh đây. Cùng chúng con đến …. (Tên chùa) ở tại ……………………………………………
…………………………………………………………………….
 (Địa chỉ chùa) vào ngày, tháng, năm để dự lễ “Phả độ gia tiên” do chúng con tổ chức lập đàn tại chùa. Xin kính thỉnh !!!!!
Nam mô a di đà phật! Nam mô a di đà phật! Nam mô a di đà phật!

Ghi chú:
Nếu ra thăm mộ cuối năm trước khi đến làm lễ Phả độ gia tiên cũng khấn như vậy cho trang trọng.

















BÀI KHẤN LỄ PHẢ ĐỘ GIA TIÊN

(Gia chủ quỳ khấn)

Nam mô Nhật Nguyệt Quang Minh Phật
Nam mô Địa Vương Mẫu Phật
Nam mô Ta Bà Giáo chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam mô Mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Nam mô Chư vị Bồ Tát
Kính lạy Hội đồng Thánh Mẫu.
Kính lạy Ngọc Hoàng Thượng Đế.
Kính lạy chư Tiên, chư Thánh, chư Thần.
1/ Chúng con cầu xin Quang Biểu Bồ Tát hiển linh độ trì, dạy bảo.
Kính lạy Bồ Tát.
Hôm nay là ngày…….tháng……..năm……….. Con tên là………………………………………………………………………….
………………………………. diện cho gia tộc họ………………..
………………………………………………………………………
lòng thành xin được làm lễ Phả độ gia tiên cho gia tiên tiền tổ dòng họ…………Con cầu xin Bồ Tát độ trì.
2/ Hôm nay là ngày….tháng…năm…… Con tên là…………..đại diện cho gia tộc họ……..lòng thành xin được làm lễ Phả độ gia tiên cho gia tiên tiền tổ dòng họ……………………………………………………
……………………………………………………………………..
Con xin kính mời toàn thể gia tiên dòng họ……………………...
………………………………………………..về để độ trì và chứng kiến lòng thành của con cháu.
Chúng con thành tâm kính dâng lễ vật lên các vị bề trên, kính dâng lễ vật lên Quang Biểu Bồ Tát, kính dâng lễ vật lên gia tiên tiền tổ dòng họ…………………………………………………………………………
Chúng con cầu xin các vị bề trên, cầu xin Bồ Tát, cầu xin gia tiên tiền tổ dòng họ……….chấp lễ, chấp bái.
Chúng con cầu xin Quang Biểu Bồ Tát độ trì dạy bảo, giúp cho chúng con cùng toàn thể gia quyến được thỏa nguyện đền đáp ơn sâu nghĩa nặng của tổ tiên, tiền tổ.



Lễ vật:
1. LỄ THẦN:
Xôi, gà, trầu, rượu, hoa, ngũ quả, 9 bát chè bà cốt, một mâm cơm thịnh soạ. Một bộ đồ mã Thần linh + 1000 vàng thoi đỏ và 30 lễ tiền vàng
2. LỄ GIA TIÊN:
5000 vàng thoi trắng + 1 mâm đầy tiền vàng (nhiều tiền xu giấy) + quần áo cho các cụ trong dòng họ, một mâm cơm thịnh soạn để mời gia tiên
Ghi chú:
1. Thầy phải đủ quyền năng để mời được Quang Biểu Bồ Tát hiển linh và làm việc.

2. Gia chủ đã đủ phúc để làm lễ Phả độ Gia tiên.

LỄ PHÙ CHÚ TRẺ EM SINH CHẠM GIỜ

LỄ PHÙ CHÚ TRẺ EM SINH CHẠM GIỜ
(Dạ đề, hay ốm linh nghiệm)

Khấn: Việt Nam quốc……địa chỉ ngày giờ trẻ em sinh.
A/- Trị trẻ con khóc đêm Dạ đề :
Dân gian tin rằng, ban đêm mà trẻ con cứ khóc thét lên mãi, là do “Quỷ Dạ Đề” quấy phá, phải tìm Pháp tróc quỷ, xua nó đi thì trẻ mới được yên ổn.
*Phép làm như sau:
*Bài 1:
Dùng một đoạn củi gỗ, đốt cháy một đầu, rồi vạt đầu bị cháy ấy cho bằng mặt một bên, dùng châu sa viết bài chú “tróc nã quỷ Dạ Đề” như sau:
“Bát hoả trượng, Thiên Thượng  Ngũ Lôi Công, sai lai tác Thần Tướng, tróc nã Dạ Đề quỷ, đả sát bất hứa phóng, cấp cấp như luật lệnh  sắc. ”
Buổi chiều tối, đặt thanh củi ấy vào dưới giường ngủ ngay chỗ đầu của đứa trẻ. Đêm ấy đứa trẻ sẽ ngưng khóc. Sáng hôm sau, đốt một bó nhang làm cây đuốc, mang thanh củi ấy đem ra khỏi nhà thật xa, vất bỏ đi là xong.
*Bài 2:
Dùng hai tờ giấy đỏ, xông hương cho tinh khiết, xếp lại đặt vào bên trong áo mặc của đứa trẻ hai đêm. Ngày thứ ba, lấy hai tờ giấy ấy ra, phun nhẹ nước lạnh cho ướt đều tờ giấy, đợi cho giấy khô, dùng mực đen viết bài Thần chú ở trên. Làm thành hai đạo linh phù cho hai mẹ con đeo trong mình, đứa trẻ sẽ hết khóc.
Muốn gia tăng hiệu quả, làm thành bốn đạo phù, hai cái cho mẹ con đeo, hai cái đem đốt thành tro, gói lại, đem đặt bên dưới gối nằm và dưới lưng đứa trẻ.Nhất định đứa trẻ không còn khóc dạ đề nữa.
B/- Trị trẻ nhỏ ngủ hay bị giật mình khóc ré lên
+ Phép thâu Thổ và thâu Giật mình
*Bài 1: Trẻ con đang ngủ say, chợt giật mình khóc ré lên, mình có vẻ hơi nóng. Dân gian cho là “Bị Thổ nhập” hoặc là “Bị Kinh sợ nhập”. Dùng phương pháp trị liệu như sau:
*Thâu Thổ:
“Dùng một chén gạo, chính giữa moi lỗ trống, đặt vào chỗ trống đó một cục đất của hỏa lò, miếng bạc, miếng đồng, miếng sắt. Lấy chiếc áo cũ  mà đứa trẻ đã mặc, quấn xung quanh chén gạo này. Đem đến chỗ đứa trẻ nằm, lắc qua lắc lại ba chỗ:đầu, mình và chân đứa trẻ. Vừa lắc vừa đọc bài chú:
“Nam Phương Giáp ất Mộc, Tây Phương Bính Đinh Hoả, Đông Phương Canh Tân Kim, Bắc Phương Nhâm Quý  Thuỷ, Trung  Ương Mậu Kỷ Thổ, Thổ Công , Thổ Bà , Thổ Tía , Thổ Nương , Thổ Tử , Thổ Tôn, ngã gia hà phương ? Chư thần hồi tị , thiên vô kỵ , địa vô  kỵ, âm dương vô kỵ, bá vô cấm kỵ, hữu thổ thu thổ, một thổ thu ngũ phương ác  khí !”
Niệm đủ ba biến, mở bọc vải ra, xem trong chén gạo, nếu có chỗ bị khuyết thì biết là có Thổ nhập, lấy ít hạt gạo chỗ bị khuyết ấy, ném ra ngoài rồi bảo “Thổ Ông, Thổ Bà hãy đi !”. Lấy gạo khác lắp đầy chỗ khuyết rồi lắc trở lại như trên, đến khi nào mở chén gạo ra, thấy không còn bị khuyết là được. Đặt chén gạo ấy trong phòng ngủ của đứa trẻ .
*Thu kinh:
Cũng làm như trên, nhưng chỉ đặt trong chén gạo hai đồng xu bằng đồng và đọc bài chú thu kinh như sau:
“thiên kinh, địa kinh, thần kinh, quỷ kinh, niệm niệm kinh, tiểu nhân vật hiểu đắc, giác đắc  bản lý xuất nhất kinh .”
*Bài  2:
*Niệm  bài chú này bảy con trai hoặc chín con gái biến:
“Thần chú lai thu kinh, Thần chú lai thu kinh, thu kinh tam sư tam đồng tử ,thu kinh tam sư tam đồng lang, bất thu biệt nhân hồn, bất thảo biệt nhân hồn, thu nễ mỗ mỗ tam hồn thất hồn, thu tống cố bản mệnh, ngô phụng Thái Thượng  Lão Quân sắc, Thần Binh Thần Tướng hoả cấp như luật lệnh, cấp cấp như luật lệnh . ”
*Bài 3:
Bị “Kinh” phần lớn là trẻ nhỏ mới sinh, loại phù này có thể sửa đổi và thâu hết “kinh” một cách nhanh chóng, niệm thêm bài chú thì công năng tăng lên nhiều lần, khiến trẻ được an ổn.
Lập một bàn hương án, trên có hoa quả, chén trà, chén gạo, chén muối.Thắp hương khấn nguyện họ tên đứa trẻ, niệm bài chú sau trong ba ngày liền :
“Tổ Sư trợ ngô lai thu kinh, Trần Triều trợ ngô lai thu kinh, Tiên Đồng Ngọc Nữ trợ ngô lai thu kinh, Hợp Đàn Quan Tướng trợ ngô lai thu kinh, Vương Tiên Nguyên Soái trợ ngô lai thu kinh, Thái Thượng  Lão Quân trợ ngô lai thu kinh, Thanh Thuỷ Tổ Sư trợ ngô lai thu kinh, trợ ngô lai thu kinh, Quan  Âm Thái Ất Chân Nhân Chủ trợ ngô lai thu kinh, Đằng Kỳ Thái Ất Chân Nhân Giả trợ ngô lai thu kinh, Bảo Sinh  Đại Đế trợ ngô lai thu kinh, Tạ Phủ Nguyên Soái  trợ ngô tống thu kinh, Trung  Đàn Thái Tử trợ ngô lai thu kinh, Ngũ Phủ Thiên Tuế trợ ngô lai thu kinh, Tổ Sư trợ ngô lai thu kinh, Hiện Đàn Quan Tướng trợ ngô lai thu kinh, Hắc Hổ Đại Tướng trợ ngô lai thu kinh, Không Trung  Nguyên Soái  trợ ngô lai thu kinh, tam bách lục thập viên quan tướng trợ ngô lai thu kinh. Sư Tam Đồng Tử , Tam Sư Tam Đồng Tử , đệ tử  lô tiền hiến hương niệm chú thỉnh, tiên sư đáo đàn tiền trợ ngô chính dần nhị mão kinh vô kinh, tam thìn tứ tỵ kinh vô kinh, ngũ ngọ lục vị kinh vô kinh, thất thân bát dậu kinh vô kinh, cửu tuất thập hợi kinh vô kinh, thập nhất tý thập nhị  sửu  kinh vô kinh.
Thử kinh vô kinh, ngưu kinh vô kinh, hổ kinh vô kinh, thố  kinh vô kinh, long kinh vô kinh, xà kinh vô kinh, mã kinh vô kinh, dương kinh vô kinh, hầu kinh vô kinh, kê kinh vô kinh, cẩu kinh vô kinh, trư kinh vô kinh. Đông phương lộ đầu, tây phương lộ vĩ, bạt đảo kinh vô kinh. Nam phương lộ đầu, Bắc phương lộ vĩ, bạt đảo kinh vô kinh. Trung  phương lộ đầu, ngũ phương lộ vĩ, bạt đảo kinh vô kinh. đông tây nam bắc, đảm hoành  tà giác , lộ đầu lộ vĩ, lộ biên lộ giác , bạt đảo kinh vô kinh. Đình đầu đình vĩ, hạng đầu hạng vĩ, sàng đầu sàng vĩ, bạt đảo kinh vô kinh. Bà Thượng  Cao, Bạt Lạc  Đê, Bà Thượng  Khảm Tử Đỉnh, Bạt Lạc  Khảm Tử Hạ kinh vô kinh. Miên sàng đỉnh , bạt lạc miên sàng hạ. Ỷ tử  đỉnh , bạt lạc  ỷ tử  cước  kinh vô kinh. Đại kinh , tiểu kinh, nhữ vô kinh.Nam kinh , nữ kinh, nhữ vô kinh. Phụ kinh mẫu kinh, nhữ vô kinh. Công kinh ,bà kinh, nhữ vô kinh. Thố biên cách bích, đại đại tiểu tiểu kinh, nhữ vô kinh.Chính nguyệt Thất Nhất Nương, nhị nguyệt Tằng Nhị Nương  , thưởng trị vô kinh. Tam nguyệt Lý Tam Nương, tứ nguyệt Nguyễn Tứ Nương, thưởng trị vô kinh. Ngũ nguyệt Vương Ngũ Nương, lục nguyệt Sái  Lục Nương, thưởng trị vô kinh. Thất nguyệt Tiền Thất Nương, bát nguyệt Ấn Bát Nương, thưởng trị vô kinh. Cửu nguyệt Trần Cửu Nương, thập nguyệt Địch Thập Nương, thưởng trị vô kinh. Thập nhất nguyệt Ôn Thập Nhất Nương, thập nhị nguyệt thưởng trị vô kinh, thập nhị Thanh Kinh Nương thưởng trị tổng vô kinh. Thu trước  đầu, hảo ly lưu, thu trước  nhĩ, hảo ly ly, thu trước  nhãn tình, hảo  tế nhị , thu trước diện, hảo  đáo vô đắc phần trước  đỗ, hảo  hảo  vô sự lộ, thu đáo thanh thanh khí, lân vô sự chí, thực  bão phạn, thuỵ bão giác, bá bệnh tiêu trừ, hảo  ly ly. ”niệm mỗi ngày một biến.
Vô cùng linh nghiệm.

CVD – TỰ TÂM ĐỈNH

Văn khấn lễ nhập trạch :

Văn khấn lễ nhập trạch :
Lễ Nhập Trạch (lễ dọn vào nhà mới, có thể là nhà tự xây cất hoặc ngôi nhà mới mua) là một nghi lễ quan trọng trong nghi lễ cổ truyền của người Việt. Bởi vậy khi dọn về nhà mới gia chủ phải tuân thủ các qui định cổ truyền là:
- Chọn ngày giờ tốt để dọn đến nhà mới. - Đồ đạc phải do người trong gia đình tự tay dọn chuyển mang đến nhà mới.
- Bài vị cúng Gia Thần, Tổ Tiên phải do gia chủ tự tay cầm đến nhà mới. Còn những người khác trong gia đình thì đi theo sau, tay cầm tiền của mang đến nhà mới. Thời gian chuyển nhà tốt nhất là vào buổi sáng, giữa trưa hoặc lúc mặt trời mới bắt đầu lặn, tránh chuyển nhà vào buổi tối.
Sắm lễ: Mâm lễ dâng Thần linh, Gia Tiên ngày nhập trạch được bày biện trang trọng gồm: Trầu cau, hương, hoa, vàng mã, mùa nào quả ấy, bánh kẹo và mâm lễ mặn: rượu, thịt, xôi, gà...
Khi vào nhà mới, vật đầu tiên mang vào nhà là cái chiếu hoặc đệm đang sử dụng, sau đó là bếp lửa (bếp ga, bếp dầu), không nên mang bếp điện vì bếp điện có tinh và không có tướng (tức chỉ có nhiệt mà không có ngọn lửa), chổi quét nhà, gạo, nước...... lễ vật để cúng Thần linh trước để xin nhập trạch và xin phép Thần linh rước vong linh Gia tiên về nơi ở mới để thờ phụng.
Lễ vật được để lên bàn, mâm, kê theo hướng đẹp với gia chủ. Tự tay gia chủ thắp nhang vào một bát nhang làm tạm thời. Thắp nhang và khấn lễ Thần linh xin nhập vào nhà mới, tiếp ngay sau đó gia chủ châm bếp và đun nước.
Đun nước mục đích là để khai bếp, pha trà dâng Thần linh và Gia tiên. Nếu có khách, có thể lấy nước đó mời khách. Nếu chỉ nhập trạch lấy ngày tốt chưa có nhu cầu ở ngay thì gia chủ phải ngủ một đêm ở nhà mới.
Sau khi khấn Thần linh xong, gia chủ làm lễ cáo yết Gia tiên rồi mới dọn dẹp đồ đạc.
Sau khi dọn xong, để cầu bình yên, toàn gia phải tổ chức lễ bái tạ Thần Phật, các vị Thánh thần và Tổ tiên...Người có chửa thì tốt nhất không nên dọn nhà. Trong trường hợp cấp bách không thể không dời nhà, nên mua một cái chổi mới tinh, để đích thân người chửa quét qua các đồ đạc một lượt rồi mới chuyển. Như vậy mới không phạm tội ''Thần thai''.
Những người giúp dọn nhà không được là người cầm tinh con Hổ. Theo ông bà ta xưa, đây là một số phép tắc giữ gìn sự hanh thông, bình an cho mọi nhà, bách bệnh không phát sinh, tài vận tiến đến, cả nhà vui vẻ.
Văn khấn: Văn khấn lễ nhập trạch gồm hai phần:
- Văn khấn cáo yết Thần linh.
- Văn khấn cáo yết gia tiên.

3.Văn khấn cáo yết thần linh:
Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!Nam mô a di Đà Phật!
Kính lạy: Chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là:......................................................................Sinh năm ………………….............................niên. Hiệp đồng gia quyến.
Ngụ tại: …………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Hôm nay là ngày……… tháng……..năm………..giờ ….………….Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Trước bản toạ chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tâu trình:
Các vị Thần linh,
Thông minh chính trực,
Giữ ngôi tam thai
Nắm quyền tạo hoá
Thể đức hiếu sinh
Phù hộ dân lành
Bảo vệ sinh linh
Nêu cao chính đạo.
Nay gia đình chúng con hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại:.......................................................................................................
………………………………………………………………………………......
 và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần. Chúng con xin phép chư vị Tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.
Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khoẻ dồi dào, an khang, thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!Nam mô a di Đà Phật!
Cẩn cáo!.

4.Văn khấn cáo yết Gia Tiên:
Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!Nam mô a di Đà Phật!
Kính lạy: Tổ Tiên nội ngoại họ...........................................................................
……………………………………………………………………………….....
Hôm nay là ngày......... tháng......... năm.........................................niên.
Gia đình chúng con mới dọn đến đây ở: ………………………………………
…………………………………………………………………………………
Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước ban thờ Cụ nội ngoại gia tiên. Nhờ hồng phúc tổ tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới. Nhân chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thờ, kê giường nhóm lửa, kính lễ khánh hạ.
Cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị Hương linh nội ngoại họ....................
…………………………………………………………………………………
thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, cháu con được bình an mạnh khoẻ.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! .Nam mô a di Đà Phật!Nam mô a di Đà Phật!

Cẩn cáo!

Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2017

Ngũ quỷ vận tài định cục

Ngũ quỷ vận tài định cục

            “Ngũ Quỷ vận tài phong thủy cục”, có nguồn cơn từ Cửu tinh pháp, còn được gọi là Thiên tinh pháp. Liên quan đến CỬU TINH, Cửu tinh tức là 9 sao trong hệ Bắc đẩu, gồm :
Tham lang (Thiên khu)
Cự môn (hiên tuyền)
Lộc tồn (Thiên Cơ)
Văn khúc (Thiên quyền)
Liêm trinh (Ngọc hoành
Vũ khúc (Khai dương)
Phá quân (Dao quang)
Tả phụ (Động minh)
Hữu bật (Ẩn quang)
            Cửu tinh – tại Thiên thì là Tượng, tại Địa thì là Hình. Cho nên TRÊN mà xem Thiên tượng, thì có thể biết được sự biến hóa của trời đất. DƯỚI mà biện địa hình, có thể biết được giầu nghèo họa phúc của nhân gian. BIỆN địa hình, chính là chí về môn Phong thủy.
            Nói về Ngũ Quỷ vận tài, tức là nói đến Lý luận Long, Hướng, Thủy của Cửu Tinh pháp. Trong phép này thì hai sao Phụ-Bật hợp lại thành một, gọi là Phụ tinh. Nếu vận dụng được phép này, thì có thể làm cho người ta phát cự phú nhất thời. Địa lý của tự nhiên, phải được phối hợp với con người trong tự nhiên,  mới có thể bổ trợ cho nhau, khiến cho người ta giầu có.
            Khẩu quyết của Ngũ Quỷ Vận Tài : “ Sơn long Liêm Trinh hữu Hướng, Thủy long Cự Môn kiến Thủy”
Giải thích về khẩu quyết này, thì Ngũ Quỷ tức là chỉ Liêm trinh (Trong Cửu tinh, Liêm trinh thuộc Ngũ Quỷ). Tài tức là chỉ về Thủy (trong Phong thủy, Thủy chủ tài). Nhờ có Thủy mà phát tài.
            Ngũ Quỷ Vận Tài : Tọa là SƠN LONG, Hướng là THỦY LONG. Ngoài địa hình Sơn long và Thủy long đều lập được một quẻ theo phép thông thường. Dựa vào Tịnh Âm, Tịnh Dương cùng với Nguyên lý nạp giáp của 24 sơn. Lập Sơn Long trên phương vị Liêm Trinh, trên phương vị Cự môn có Thủy, tức là Ngũ Quỷ Vận Tài. Trong Dương trạch, Khai môn, hoặc đặt cửa sổ, hoặc vị trí nạp khí vào phương vị Liêm Trinh, làm sao cho phương vị Cự Môn có Thủy thì tức là Ngũ Quỷ Vận Tài.
Cửu tinh phối với Bát Trạch :
Phụ tinh — Phục vị
Tham lang — Sinh khí
Cự môn — Thiên y
Lộc tồn — Họa hại
Văn khúc — Lục sát
Liêm trinh — Ngũ quỷ
Vũ khúc — Diên niên
Phá quân — Tuyệt mệnh
Phần trên là nói về thuật Ngũ Quỷ Vận Tài, cụ thể sẽ tham khảo dưới đây :
Cơ Sở :
+ Bát quái nạp giáp:
Phép này chỉ dùng “tam hào quái nạp giáp” (khác với phép Hỗn thiên nạp giáp):
Càn nạp Giáp
Khôn nạp Ất
Cấn nạp Bính
Đoài nạp Đinh
Chấn nạp Canh
Tốn nạp Tân
Ly nạp Nhâm
Khảm nạp Quý
+ Phép biến hào của Sơn Long:
Phép này lấy Tọa sơn lập quái, dùng phép biến quái để bài bố cửu tinh, còn gọi là “bài long pháp”. Phép này, lấy 3 hào trong quẻ để tiến hành biến hào, Hào biến thì Quẻ sẽ biến theo. Quẻ sau khi biến ra, lại phối hợp với phép nạp giáp để bài bố cửu tinh (biến hào là từ hào dương đổi thành hào âm và ngược lại).
Trình tự biến hào: biến các hào theo thứ tự từ : Thượng – Trung – Hạ – Trung – Thượng – Trung – Hạ – Trung.
Cửu tinh thì bày bố thuận theo thứ tự: Cự Môn, Lộc Tồn, Văn Khúc, Liêm Trinh, Vũ Khúc, Phá Quân, Phụ Bật.
Ví dụ cho quẻ CÀN:
+ Quẻ Càn biến hào thượng thành quẻ Đoài, thuộc sao Tham Lang
+ Quẻ Đoài biến hào trung thành quẻ Chấn, thuộc sao Cự Môn
+ Quẻ Chấn biến hào hạ thành quẻ Khôn, thuộc sao Lộc Tồn
+ Quẻ Khôn biến hào trung thành quẻ Khảm, thuộc về sao Văn Khúc
+ Quẻ Khảm biến hào thượng thành quẻ Tốn, thuộc sao Liêm Trinh
+ Quẻ Tốn biến hào trung thành quả Cấn, thuộc sao Vũ Khúc
+ Quẻ Cấn biến hào hạ thành quẻ Ly, thuộc  sao Phá Quân
+ Quẻ Ly biến hào trung thành quẻ Càn, thuộc sao Phụ Bật
Như vậy, sau 8 lần biến ta có:
Đoài -> Chấn -> Khôn -> Khảm -> Tốn -> Cấn -> Ly -> Càn
Tương ứng với Cửu tinh:
Tham Lang -> Cự môn -> Lộc tồn -> Văn khúc -> Liêm trinh -> Vũ khúc -> Phá quân -> Phụ bật.
Các quẻ khác cũng cứ thế mà suy ra.
+ Phép biến hào của Thủy Long:
Bởi vì phép này lại lấy Hướng để lập quẻ khởi Phụ tinh, nên còn được gọi là “Phụ tinh thủy pháp phối quái”. Cũng như Sơn long, phép này lấy hướng để lập quẻ khởi Phụ tinh, theo thứ tự mà biến hào, hào biến thì quẻ biến, sau đó lại đem phối với Cửu tinh.
Trình tự biến hào, thuận theo thứ tự: Trung – Sơ – Trung – Thượng – Trung – Sơ – Trung.
Cửu tinh bài bố thuận theo thứ tự: Phụ Bật, Vũ Khúc, Phá Quân, Liêm Trinh, Tham Lang, Cự Môn, Lộc Tồn, Văn Khúc.
Ví dụ cho quẻ CÀN:
+ Hướng Càn, thì lấy Càn để khởi Phụ tinh (Càn nạp Giáp, nên cũng gọi là Giáp khởi Phụ tinh).
+ Càn biến hào trung thành Ly, thuộc về Vũ Khúc. Ly nạp Nhâm, Dần, Ngọ, Tuất nên các sơn này cũng đều thuộc Vũ Khúc
+ Ly biến hào sơ thành Cấn, Cấn là Phá Quân, Cấn nạp Bính, nên Bính cũng thuộc Phá Quân.
+ Cấn biến hào trung thành Tốn, Tốn là Liêm Trinh, Tốn nạp Tân, nên Tân cũng thuộc Liêm Trinh.
+ Tốn biến hào thượng thành Khảm, Khảm là Tham Lang, Khảm nạp Quý, Thân, Tý, Thìn nên các sơn này cũng thuộc Tham Lang.
+ Khảm biến hào trung thành Khôn, Khôn là Cự Môn, Khôn nạp Ất nên Ất cũng thuộc Cự Môn.
+ Khôn biến hào sơ thành Chấn, chấn là Lộc Tồn, Chấn nạp Canh, Hợi, Mão, Mùi, nên các sơn này cũng thuộc Văn Khúc.
+ Chấn biến hào trung thành Đoài, Đoài là Văn Khúc, Đoài nạp Đinh, Tỵ, Dậu, Sửu nên các sơn này cũng thuộc Văn Khúc.
Như vậy có :
Càn -> Ly -> Cấn -> Tốn -> Khảm -> Khôn -> Chấn -> Đoài
Tương ứng với Cửu tinh :
Phụ Bật -> Vũ Khúc -> Phá Quân -> Liêm Trinh -> Tham Lang -> Cự Môn -> Lộc Tồn -> Văn Khúc.
Trên đây là ví dụ cho quẻ Càn, các quẻ khác cũng theo đó mà biến.
*Tác pháp cụ thể và ví dụ ứng dụng:
Tác pháp (cách làm) :
+ Sơn long là Liêm trinh làm hướng:
Lấy Tọa sơn để lập quẻ (tọa sơn gọi là Sơn Long)
Dùng phép “bài long biến hào phiên quái” (đã trình bày ở trên) để bày bố Cửu tinh.
Dựa vào “tịnh âm, tịnh dương” cùng với nguyên lý “Nạp giáp tam hào” để nạp cho 24 sơn. Tìm xem Liêm Trinh ở đâu, lấy đó để làm Khí Khẩu, hoặc Thủy Khẩu. Có thể khai môn hoặc đặt cửa sổ 2 cánh để nạp khí, gọi là “thu sơn xuất sát” (trong Âm trạch thì lập Hướng Liêm Trinh).
+ Thủy long là Cự môn thấy Thủy :
Theo trên lập quẻ (Hướng Sơn gọi là Thủy long)
Dùng phép “Thủy long biến hào phiên quái” (đã trình bày ở trên) để bày bố Cửu tinh.
Dựa vào phép nêu trên để nạp vào 24 sơn.
Tìm xem Cự môn ở đâu, lấy vị trí của Cự môn này để mà bố trí Thủy lai.
Như trình bày ở trên tức là phép “Ngũ quỷ vận tài” của Phong thủy.
·        Ví dụ ứng dụng: Ví dụ cho trường hợp sơn Tân, hướng Ất (tọa Tân hướng Ất)
+ Sơn long là Liêm trinh :
Tọa sơn tức là Sơn long, lấy để lập quẻ, được chữ Tân, mà Tốn thì nạp Tân (phép nạp giáp), nên lấy Tốn để lập quẻ.
            Sơn long biến hào phiên quái, quẻ Tốn biến như sau :
Khảm->Khôn->Chấn->Đoài->Càn->Ly->Cấn->Tốn
Tham->Cự->Lộc->Văn->Liêm->Vũ->Phá->Phụ
Đem nạp vào 24 sơn
Tìm phương của Liêm Trinh, Liêm trinh tại Càn, Càn lại nạp Giáp, nên Liêm trinh ở phương vị Càn và Giáp.
Đối với Âm trạch lấy Liêm trinh làm hướng, Đối với Dương trạch thì lấy phương Càn, phương Giáp để khai môn hoặc bố trí cửa số.
+ Thủy long là Cự môn thấy Thủy :
Hướng sơn là Thủy Long, lấy hướng lập quẻ. Được hướng Ất, mà Khôn thì nạp Ất, nên lấy Khôn để lập quẻ.
            Dùng phép “thủy long biến hào phiên quái” để bài bố Cửu tinh. Như sau :
Khôn->Khảm->Đoài->Chấn->Ly->Càn->Tốn->Cấn
Phụ->Vũ->Phá->Liêm->Tham->Cự->Lôc->Văn
Đem nạp vào 24 Sơn
Tìm xem phương vị Cự môn ở đâu: Cự môn tại phương Càn, mà Càn nạp Giáp nên Cự môn ở hai phương Càn, Giáp.
Nếu thấy hai phương này mà có Thủy thì là đắc phép “Ngũ quỷ vận tài”.
Trên là ví dụ cho Phép “Ngũ quỷ vận tài” ứng dụng của Phong Thủy. Các trường hợp khác thì phỏng theo đó mà làm.
Ngũ quỷ vận tài Long – Hướng thủy pháp:
Căn cứ vào lý luận trên, cổ nhân lập hướng thủy pháp như sau :
Khôn long, lập Chấn Canh Hợi Mùi hướng, là “ngũ quỷ lâm môn”, được Tốn Tân thủy hay môn lộ, là “đới cự môn tài lai”
Tốn long, lập Càn Giáp hướng, là “ngũ quỷ lâm môn”, khai Khôn Ất môn lộ, là “đới cự môn tài lai”
Ly long, lập Cấn Bính hướng, là “ngũ quỷ lâm môn”, khai Đoài Đinh Tỵ môn lộ, là “đới cự môn tài lai”
Đoài long, lập Khảm Quý Thân Thìn hướng, là “ngũ quỷ lâm môn”, khai Ly Nhâm Dần Tuất môn lộ, là “đới cự môn tài lai”
Cấn long, lập Ly Nhâm Dần Tuất hướng, là “ngũ quỷ lâm môn”, khai Khảm Quý Thân Thìn môn lộ, là “đới cự môn tài lai”
Khảm long, lập Đoài Đinh dĩ xú hướng, vi ngũ quỷ lâm môn, khai cấn bính môn lộ, là “đới cự môn tài lai”
Chấn long, lập Khôn Ất hướng, là “ngũ quỷ lâm môn”, được Càn Giáp thủy hay môn lộ, là “đới cự môn tài lai”
Càn long, lập Tốn hướng, là “ngũ quỷ lâm môn”, được Chấn Canh Hợi Mùi thủy hay môn lộ, là “cự môn đái tài lai”.
            Ngoài ra, Lý khí còn dùng số Lạc thư Tiên thiên bát quái, tương đối rõ ràng.
            Số 2 – Tốn là Hướng với số 9 - Càn là “Lai long Lục hợp” Liêm trinh, Ngũ Quỷ, Thái dương.
            Số 2- Tốn là Hướng với số 8 – Chấn là “Môn lộ hợp thập” Cự môn, Cự môn vốn chủ Tài, tài đến với mình, như cứu bần (cứu khỏi nghèo túng), nên gọi là Ngũ Quỷ Vận Tài vậy.

Nguyễn Trọng Tuệ – Chủ tịch CLB phong thủy Thăng Long