Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2018

LINH VẬT CHIÊU TÀI THƯỜNG DÙNG TRONG PHONG THỦY

LINH VẬT CHIÊU TÀI
THƯỜNG DÙNG TRONG PHONG THỦY

Phong thủy có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống. Phong thủy không phải một sự mê tín dị đoan mà là cả một ngành khoa học phong thủy. Trong đó việc trưng bày các linh vật phong thủy chiêu tài được rất nhiều người quan tâm nhưng nên chọn linh vật nào để phù hợp tránh tương khắc? Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Phong thủy là một lý thuyết nghiên cứu có từ xa xưa của người Trung Quốc đã, đang và vấn tiếp tục có một sự ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hiện đại ngày nay.
 Phong là gió, là sự chuyển động của các khối khí trên bề mặt Trái đất tạo nên những điều kiện thời tiết khác nhau, những cảnh quan khác nhau cho từng khu vực sống.
 Thủy là nước, chỉ chung các yếu tố chứa nước như mưa, ao, sông hồ và các mạch nước ngầm. Nước là yếu tố làm phát sinh sự sống nên có vai trò rất lớn trong phong thủy.
 Học thuyết phong thủy nói một cách dễ hiểu dựa trên sự hoạt động của các yếu tố gió và nước để tìm ra những khu vực có điều kiện tốt nhất cho sự sống tránh khỏi các yếu tố ảnh hưởng sấu đến sức khỏe và vận mệnh của gia chủ. Phong thủy không phải là một sự mê tín dị đoan mà đó là một ngành nghiên cứu khoa học cổ đại, được phát triển qua nhiều thời kì và có nhiều trường phái khác nhau.
Thuật phong thủy không chỉ gói gọn trong hai yếu tố khí và nước như vậy mà nó là một sự kết hợp tổng hòa của các mối quan hệ và các sự vật xung quanh. Phong thủy thực chất không có khả năng mang lại may mắn, tài lộc … nhưng nó sẽ tạo cơ hội đế có thể đạt được những điều này một cách dễ dàng hơn hay nói cách khác đó là việc sử dụng một số vật phẩm có năng lượng tốt dựa trên những yếu tố về kinh dịch, âm dương ngũ hành giúp làm giảm ảnh hưởng xấu từ các địa thế xấu. Trong đó bao gồm việc đặt các linh vật phong thủy trong nhà để thu hút tài lộc, vượng khí cho gia đình. Sau đây là tổng hợp 19 linh vật thường dùng trong phong thủy
1. Rồng
Rồng là một trong những linh vật mang tính chất huyền thoại đứng đầu Tứ linh vật, không có thật nhưng trong các văn bản cố xưa đã xuất hiện hình tượng rồng khá phổ biến từ rất sớm. Rồng được coi là linh vật có quyền năng tối cao, là linh vật của trời. Tương truyền chỉ cần ở đâu xuất hiện rồng là ở đó sẽ bình an và yên ổn.
 Trong phong thuỷ, “Long khí” là sinh lực của vũ trụ, nó ẩn hiện trong lòng đất và từ xưa đã được nhiều nhà phong thuỷ tìm kiếm. Rồng được coi là con vật đứng đầu trời đất, có quyền lực tối cao nên đại điện cho vua là con của trời, trên long bào và các đồ vật hoàng tộc thường thêu và trang trí bởi các họa tiết có liên quan tới rồng. Rồng Thanh Long còn có khả năng áp chế hung khí, tiêu trừ tiểu nhân, tạo sự uy nghiêm, mang lại vượng khí và tài lộc. Đối với những người làm chủ hoặc đứng đầu tổ chức, việc đặt tượng rồng còn thể hiện được vai vế của người lãnh đạo, người cầm quyền. Thanh Long tối kị không được đặt quay đầu vào phòng ngủ và người tuổi Tuất không nên bày tượng Rồng vì Thìn – Tuất đối nhau.
2. Phượng hoàng/ Phượng hoàng

Phượng hoàng được ví von là loài chim đẹp nhất thiên hạ, thân thể là một tổng hòa của những điều đẹp nhất của các loài họ chim như đầu gà, cổ hạc, đuôi công và bộ lông đỏ cam rực rỡ như ngọn lửa. Phượng Hoàng ngoài khả năng có thể mang theo những vật nặng hơn nó gấp rất nhiều lần thì nước mắt còn có công dụng chữa lành vết thương, máu thịt còn giúp con người trường sinh bất tử. Phượng hoàng có tiếng hót du dương có tác dụng thần diệu về tinh thần, lông phượng hoàng có tác dụng như bừa hộ mệnh, vũ khí chống lại cái ác.
 Khi đã quá già yếu, Phượng hoàng sẽ tự xây tổ bằng chính lông của mình và tự thiêu trở thành tro tàn. Sau đó từ chính đống tro tàn này hồi sinh thành một chú chim non, vòng đời là vô hạn. Do đó Phụng hoàng là biểu tượng của sự may mắn, sự hồi phục và vươn lên từ tro tàn. Phượng Hoàng mang theo năng lượng Hỏa của hướng nam.  Trong phong thủy, Phượng Hoàng đem lại cơ hội về tiền tài và thành công trong sự nghiệp. Nên trưng Phượng hoàng ở những khu vực cao ráo và thể hiện được tư thế huy hoàng nhất.
Description: điêu khắc gỗ phượng hoàng

3. Kỳ Lân
Lân cũng là một loài vật của trí tưởng tượng, chưa ai nhìn thấy chúng bao giờ nhưng trên các hình ảnh được ghi lại và các mẫu tượng thì Lân có hình dáng nửa rồng nửa thú, toàn thân có vảy và chỉ có 1 sừng. Theo truyền thuyết kể lại thì trước đây kì lân là một loài thú dữ chuyên phá hoại của cải của người dân nhưng sau này đã được Đức Phật Di Lặc cảm hóa và trở nên một con vật hiền lành chuyên đi giúp người tốt, đặc biệt là những người thảo hiếu.
 Trước cửa những công ty, nhà xưởng và các khu vực kinh doanh, thường đặt kỳ lân thành 1 đôi, một đực 1 cái. Con đực dưới chân giữ ngọc hoặc thỏi vàng dùng để giữ tiền của. Con cái đặt chân lên con kỳ lân con có tác dụng để giữ người tài.

Description: tuong go lan phong thuy

4.  Rùa
Đây loài vật duy nhất có thật được xuất hiện cùng 3 linh vật quyền lực khác trong Tứ Linh bao gồm (Long – Lân – Quy – Phụng). Nhiều thắc mắc rằng Rùa là một loài bình thường trong cuộc sống nhưng tại sao nó lại được xếp cùng với 3 linh vật quyền năng trong Tứ Linh? Ở đây có thể lí giải theo hai hướng: một là rùa là loài có sức sống rất mãnh liệt, tuổi thọ cao và có thể sống trong môi trường thiếu thức ăn trong một thời gian dài , do đó rùa được ví với tinh thần thanh cao, thoát tục. Thứ 2, Rùa tượng trưng cho trời – đất: bụng phẳng tượng trưng cho đất, mai cong tượng trưng cho trời.
Rùa khi gặp nguy hiểm sẽ thu mình vào bên trong vỏ mai cứng cáp mà ko xung sát nên được cho là loài vật hiền lành lánh khỏi những trọng tội da xung đột mà ra. Hơn nữa những đường vân trên mai rùa còn có tác dụng hóa giải những luồng khí xấu.

Description: rua go nu phong thuy

5.  Long Quy
 Long Quy hay còn gọi là Rùa đầu Rồng là một loài vật được dân gian kết hợp giữa Rùa và Rồng. Trong truyền thuyết “Long sinh cửu phẩm” (Rồng sinh 9 con) thì con thứ 4 tên Bá Hạ có ngoại hình thì giống con rùa nhưng đầu lại giống rồng nên được gọi là Long Quy. Công dụng của tượng Long Quy cũng giống như tượng rùa nhưng có năng lực mạnh mẽ hơn do được sự kết hợp năng lượng của Rồng.  Long quy phát huy công dụng mạnh mẽ nhưng không sát mà chỉ hóa giải.
 Theo các chuyên gia phong thuỷ thì Long quy không chỉ có thể hoá giải sát khí mà còn có tác dụng chiêu tài. Tác dụng chiêu tài của Long Quy chỉ đứng sau tượng Thần Tài, Tỳ hưu. Long quy đặt ở bàn ông Thần tài Thổ địa hướng ra cửa để hoá giải khẩu thiệt và chiêu tài; Đặt tượng Long Quy dưới giường để cầu thọ; Không nên đặt tượng Long Quy ở trên cao, đặt sát nền nhà là tốt nhất. Đặt tượng Long Quy đúng vị trí phong thuỷ để mang đến may mắn và trường thọ cho cả gia đình.

Description: long quy go

6. Tỳ Hưu

Tương truyền, thời vua Minh Thái Tổ khi lập nghiệp gặp lúc ngân khố cạn kiệt, vua rất lo lắng. Trong giấc mơ vàng, vua thấy có con vật đầu lân mình to, chân to lại có sừng trên đầu xuất hiện ở khu vực phía trước cung điện nuốt nhanh những thỏi vàng ròng sáng chói mang vào trong cung vua. Tỳ Hưu được miêu tả có hình dạng đầu gần giống với Lân nhưng thân tròn, chân ngắn và mập hơn. Một số Tỳ Hưu được khắc họa là có cánh và đuôi có tua. Tỳ Hưu là một loài vật hung hãm với một cái dạ dày không đáy. Thức ăn của nó không phải đồ thường mà là vàng bạc, châu báu. Do nó không có hậu môn nên ăn bao nhiêu giữ lại bấy nhiêu. Sau giấc mơ ấy thì tiền không ngừng đầy trong ngân quỹ nhà vua nên người ta gọi con vật này là Tỳ Hưu Chiêu tài. Về sau tượng Tỳ Hưu được trưng bày trong nhà để cầu tiền tài, của cải.
Tỳ Hưu từ ngọc có công dụng tốt nhất do nó gắn liền với sự kiện của nhà vua mà trong tiếng Hán chữ vương (vua) thêm một dấu phết đầu sẽ thành chữ ngọc, nghĩa là ai dùng ngọc đều là người vương giả, có của cải và phú quý.

Description: ty huu chieu tai

7. Cóc thiềm thừ
 Cóc thiền thừ hay còn gọi là Cóc Ba Chân, Cóc chiêu tài là một linh vật thường thấy ở các địa điểm kinh doanh, buôn bán của người Hong Kong và Trung Quốc. Tương truyền đây là loài vật biểu trưng cho tiền tài, mang lại sự may mắn trong kinh doanh và tiền bạc. Thiềm Thừ chuyên dùng trong Phong Thuỷ ở những khu vực tốt để tăng cường tài lộc, nó tượng trưng cho sự hạnh phát tài lộc, giảm thiểu rủi ro, nó còn mang ý nghĩa bình an và hạnh phúc cho mọi người. Nên có thể dùng để biến hung thành cát trong Phong Thuỷ.
 Truyền thuyết kể lại rằng vợ của 1 trong 8 vị tiên vì lòng tham nên đã trộn linh đan của Tây Vương Mẫu rồi trốn lên cung trăng, sau đó bị biến thành cóc nhưng vì ăn năn hối lỗi nên ngọc hoàng chỉ biến nửa thân trên thành cóc còn phần dưới vẫn là nòng nọc nên còn đuôi và trở thành chiếc chân thứ 3. Truyền thuyết khác cho rằng Thiềm Thừ vốn là yêu tinh được Lưu Hải Tiên Ông thu phục .Thiềm Thừ xuất hiện vào đêm trăng tròn ở gần nhà ai, thì đó là sự báo tin gia chủ sẽ nhận được sự giàu có, phú quý. Vì vậy, Cóc ngậm tiền được người đời tôn xưng là con vật quý, biểu tượng cho vượng tài và đục những pho tượng gỗ đẹp trưng trong nhà.
Tượng Cóc Thiềm Thừ nên đặt ở góc nhà hướng quay ra ngoài cửa chính nhưng tránh đặt đối diện, nên trưng bày ở gian phòng khách hoặc phòng chính của căn nhà, hướng về phía Tây Nam (tiền tài). Tránh đặt ví trí sát của ra vào vì nó sẽ nằm ở thế tống tài. Tránh đặt gần những khu vực thiếu trang trọng vì sẽ làm thu hút những điềm xấu ảnh hưởng ngược lại gia đình chủ.

Description: thiem thu go nu
8.  Sư tử
Sư tử được mệnh danh là vị chúa sơn lâm có quyền uy thuộc hàng bậc nhất trong các sinh vật sinh sống trong rừng. Tiếng gầm sư tử rất lớn và nanh rất nhọn, đây là loài vật ăn thịt và khá nguy hiểm cho con người. Trong phong thủy, Sư Tử lại đại diện cho điềm lành vì sự hung dữ của nó giúp hóa giải sát khí và ngăn chặn những kẻ xấu có ý muốn hãm hại. Cũng chính vì năng lực quá mạnh nên tượng Sư Tử không nên đặt trong nhà mà chỉ nên đặt ngoài cổng và cũng chỉ nên đặt ngoài cổng của các cơ quan, công ty lớn … và hạn chế đặt trước cửa gia đình vì năng lượng dư thừa từ tượng sư tử có thể ảnh hưởng ngược lại vào các thành viên trong gia đình.
 Tượng sư tử nên được trưng là một cặp gồm một đực và một cái (con đực vần quả cầu dưới chân, con cái là sư tử con, nên chú ý để tránh bị nhầm). Tượng đặt phải quay mặt ra ngoài không được quay mặt vào trong, không được đặt tượng trong nhà.
Description: tượng sư tử

9. Hổ
 Trong tự nhiên hổ là một loài động vật ăn thịt hung dữ, hàm răng khỏe và tốc độ chạy cao. Hổ là một loài động vật thông minh và lanh trí, rình và săn mỗi có chiến thuật tiết kiệm sức và tỷ lệ thành công cao. Trong dân gian hổ được liên tưởng tới sự dũng mãnh  và quyền lực. Trong phong thủy tượng hổ có tác dụng trấn hạch rất tốt, tránh tà ma hoành hành. Oai linh của hổ tượng trưng cho nhà lãnh đạo nên có thể trợ lực cho người chủ gia đình hoặc người có vai vế trong các tổ chức.
10. Gà trống
 Gà là một trong những hình tượng thân thuộc trong cuộc sống của con người hằng ngày. Tiếng gà trống báo sáng theo quy luật rất chuẩn xác và có tính chu kì. Gà trống là biểu tượng cho sự canh gác trong đêm tối, tránh kẻ xấu hay những linh hồn xấu lợi dụng thời cơ đêm tối không thấy được mà mưu hại gia chủ. Gà trống có tướng mạo vương giả và có ngũ đức đầu đội mũ là văn – Bước đi nhanh vững chãi là võ – Gặp kẻ địch chống lại là dũng – Thấy miếng ăn gọi đàn là nhân – Luôn một lòng canh gác đêm là tín nên hỗ trợ rất tốt cho các nhà lãnh đạo.

Đặt gà trống trong nhà còn giúp hóa giải đào hoa sát và hạn chế sự không chung thủy của người bạn đời. Trong kinh doanh nên đặt mộttượng gà trống qua mặt về các dãy phòng như một cách giám sát và tránh những bất đồng ý kiến không đáng có.

Description: gà trống gỗ

11. Ngựa
 Ngựa là con vật khôn ngoan, sống gần với người và rất trung thành. Khi giao thông chưa phát triển thì ngựa đóng vai trò rất quan trọng trong trong lưu thông và chuyên chở hàng hóa. Ngày xưa ngựa gắn với những hình tượng chiến đấu oai hùng của người dũng sĩ bền bỉ, can đảm và kiêu hãnh. Ngựa xuất hiện làm cho giao thương buôn bán thuận lợi sinh ra của cải, do đó mà ngựa còn mang ý nghĩa may mắn tài lộc, phát đạt trong kinh doanh.
 Để cầu sự may mắn thuận lợi trong kinh doanh người ta thường trưng bày một số hình tượng ngựa may mắn như bát mã truy phong, mã đáo thành công, mã đáo song hành… trong đó hình tượng 6 con ngựa phát âm trong tiếng hán là Lục gần với Lộc nên mang ý nghĩa về tài lộc trong kinh doanh. Tuyệt đối tránh các tranh tượng gồm 4 và 5 chú ngựa vì Tứ phát âm gần giống tử, còn 5 là ngũ liên tưởng tới hình ảnh ngũ mã phanh thây.

Description: bát mã truy phong

12. Cá chép
 Dân gian xưa coi cá chép là một loài vật thông minh, tài giỏi, biểu tượng cho sự may mắn, ý chí kiên trì tiến thủ và thành công. Hình tượng cá chép còn có tác dụng chiêu tài khí, tạo may mắn và mang về tài lộc cho gia chủ. Từ sự tích cá chép hóa rồng, Cá chép mang ý nghĩa cho sự kiên trì bền bỉ và lanh trí nhất định sẽ thành công. Do đó trong nhà có trẻ đi học hay người nào đang có dự định thăng tiến thì nên đặt tượng cá chép hóa rồng như một động lực để vươn lên.
Trong tiếng hán, cá phát âm là “Yu” gần với từ Dư trong dư dả nên mang ý nghĩa chiêu tài lộc rất tốt. Để cầu mau mắn tài lộc nên trưng hình ảnh hoặc tượng hai con cá chép ghép lại thành câu “Niên niên hữu dư” tức là năm này qua năm khác đều dư dả của cải không phải lo lắng nhiều.
Description: song ngư hữu dư

13. Dê
Trong những dịp đầu năm, người dân thường có xu hướng trưng bày hình tượng ba con dê để cầu mong mọi sự được khởi đầu tốt lành theo câu Tam Dương Khai thái. Thực chất dương ở đây là chí âm – dương chứ không phải dương là dê, tuy nhiên trong tiếng Hán phát âm của hai từ này đồng âm nên ý nghĩa câu tam dương khai thái được gắn với hình ảnh 3 con dê. Trong kinh dịch, Tháng 1 là tháng có 3 hào dương và tương ứng với quẻ thái. Trong đó quẻ thái nói chung là thể hiện sự tốt lành, giống như trong câu “Hết con bĩ cực tới ngày thái lai” nghĩa là vượt qua được cơn khốn đốn ắt sẽ tới sự may mắn tốt đẹp. Tóm lại: Tam Dương (tháng 1) còn khai (mở ra) sự thông thái (quẻ thái) cho mọi sự luôn được tốt đẹp, tránh những vận xui.

Description: dê vàng

14.  Chó
Chó là một trong những loài vật thông minh, trung thành và rất biết quan tâm tới chủ nhân, trở thành người bạn thân thiết. Với đôi tai và cái mũi rất thính chó canh nhà và đánh hơi rất tốt nên thường được dùng nhiều trong việc dò tìm chất nổ, ma túy hay tìm người … Theo quan niệm của người Việt, Chó đem đến nhiều thuận lợi và niềm vui (mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang). Trong phong thủy, việc trưng hai tượng chó trước cổng có tác dụng hóa giải sát khí, cầu phúc trừ tà. Tuy nhiên không được đặt tượng chó quay về hướng Đông Nam vì đây là hướng tương khắc với chó. Đặt tượng chó theo hướng phù hợp với gia chủ, nếu hợp với hướng đông màu tam thể, Bắc màu đen, hướng Nam màu vàng, hướng Tây màu trắng. Người tuổi mão, dần, ngọ rất tương hợp để đặt tượng chó.

Description: tượng gỗ chó

15.  Trâu
 Đối với người nông dân mà nói: "Con trâu là đầu cơ nghiệp", do đó từ lâu Trâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người Việt Nam. Trâu là một loài vật hiền lành và bền bỉ nên biểu trưng cho sự an lành và no đủ. Trong Bát Quái, trâu thuộc quẻ khôn, chủ về đất đai nên mang ý nghĩa thịnh vượng và bền vững. Biểu tượng con trâu có tác dụng hỗ trợ người tuổi Tỵ, Dậu, Hợi, Tý, Sửu; người tuổi Mùi không nên sử dụng vì Sửu – Mùi xung khắc, con vật không phát huy được linh khí.

Description: tượng gỗ trâu

16.  Voi

Voi là con vật hay giúp đỡ con người. Ngay cả trong Phật giới cũng có thờ Thần Đầu Voi. Truyền thuyết cho rằng voi được sinh ra từ các mảnh vụng tan ra của sao Dao Quang. Vì thế, voi được coi là loài vật vô cùng linh thiêng. Mặt khác, voi là loài vật to lớn mạnh mẽ, nên bày voi trong nhà, thì vận nhà được bình ổn, người trong nhà làm ăn thuận lợi.
Description: tượng gỗ voi

17.  Heo
 Heo là một con vật trong 12 con giáp với thân hình mũm mĩm dễ thương. Người Trung Quốc xưa quan niệm có heo mẹ trong nhà là có khả năng sinh sản và nguồn tài chính ổn định. Heo không được coi là một loài tôn quý nhưng với thân hình tròn trịa nó có khả năng đem lại tài khí và phúc khí. Ngày nay việc sử dụng tượng heo không thiên về ý nghĩa nhiều con cái nữa mà người ta trưng tượng heo với cầu mong sự phát triển nhân lực và thuận lợi kinh doanh.

Description: heo gỗ phong thủy

18.  Hạc
Đây là loài đứng đầu trong họ lông vũ (nhất phẩm điểu) có tính cách của người quân tử thanh cao, sự may mắn và trường thọ. Sau phượng hoàng, hạc được ưa chuộng nhất trong số những loài chim biểu tượng của may mắn. Đôi hạc được dùng nhiều trong thờ cúng vì nó đại diện cho phẩm chất cao quý, mạnh mẽ đối đầu với khó khăn. Trên đầu hạc thường đội đèn nến thể hiện sự tôn thờ ánh sáng chân lý, ánh sáng giác ngộ, xua đi bóng đen đêm tối. Thân hạc hình khum, tượng trưng cho bầu trời, chân cao như chột chống trời.

Description: cặp hạc gỗ

19. Dơi
Trong tiếng Hán, Dơi được phát âm gần với chữ Phúc và trở thành con vật tượng trưng cho sự cát tường. Việc treo tranh trong nhà sẽ khiến cho gia đình có thêm nhiều phúc khí. Người ta thường sử dụng hình tượng 2 con dơi để nhấn mạnh đến tính vẹn toàn, 5 con dơi thể hiện cho ngũ phúc : trường thọ - phú quý – khang ninh – hiếu đức – thiện chung . Hình tượng Dơi ngậm tiền vàng mang ý nghĩa là dẫn phúc chiêu tài. ST


Thứ Năm, 29 tháng 11, 2018

Nghi Lễ Cúng Khấn


Nghi Lễ Cúng Khấn

THÍCH VIÊN THÀNH
NỘI DUNG NGHI LỄ
Đức Phật Thích Ca đã giáng sanh tại thành Ca Tỳ La Vệ, xứ trung Ấn Độ (trước Tây lịch 624 năm). Thời bấy giờ đã có đến 94 thứ Đạo, thế mà Đức Phật còn ra đời làm gì nữa? Chẳng qua các Đạo ấy tuy nhiều mà chưa được toàn: CHÂN, THIỆN, MỸ. Đức Phật mới ứng thân thị hiện để hướng dẫn cho chúng sinh chuyển Mê thành Ngộ, thấy Tính tỏ Tâm, vượt Sống khỏi Chết, lìa Khổ được Vui, hầu chứng Đạo quả VÔ THƯỢNG CHÍNH ĐẲNG CHÍNH GIÁC.
Đạo Phật từ Ấn Độ truyền sang Trung Hoa. Tây Lịch năm 67, Nghi Lễ của Phật Giáo, làm pháp môn hoằng hóa, hướng dẫn những kẻ sơ cơ nhập Đạo một cách rất đắc lực.
Thời gian Đạo Phật Bắt Tông, từ Trung Hoa (thuộc thế kỷ thứ I) và Nam Tông, Miên, Thái, Lào truyền sang, thịnh hành ở Việt Nam, rộng rãi trên Thế Giới đến ngày nay. Phần đông dân số nước ta là tín đồ Phật Giáo. Đạo Phật là Đạo hiếu, hạnh Phật là hạnh hiếu, tâm Phật là tâm hiếu.
Người theo Đạo Phật chính nhờ đạo lý duyên phúc nhiều đời tổ tiên hoặc do tình cảm với thân quyến, hay do ý thức trải nghiệm khổ đau của trần thế, Đạo Phật đã đi sâu vào quần chúng, để chia xẻ nỗi buồn vui trong lúc họ có ma chay, cưới hỏi. Nhờ vậy mà đa số dân tộc Việt Nam đã phát tâm quy y ngưỡng mộ Đạo Phật.
Nghi lễ là một pháp môn hoằng Đạo không thể thiếu được. Do pháp môn này, nhiên hậu chúng ta lần lượt đưa người vào chỗ hiểu đúng giá trị cao siêu và lợi ích rộng lớn của Đạo Phật. Muốn đáp ứng nhu cầu nói trên, cần phải có một tài liệu Nghi Lễ để học tập. Nói riêng VN về Nghi Lễ Phật Giáo Bắt Tông quá phong phú đa dạng.
Ý NGHĨA NGHI LỄ :
Khi nói đến Nghi Lễ chúng ta cần phải hiểu qua nhiều ý nghĩa:
Nghi: Nghi thức, lễ nghi, lễ phép, khuôn phép, oai nghi.v.v..
Lễ: Lễ giáo, lễ nhạc, lễ bái, cúng tế, tôn thờ, cung kính.v.v...
Nghi Lễ là chỉ chung cho nghi thức tụng niệm hành lễ, sinh hoạt, trong phạm vi tín ngưỡng thờ phụng. Bất cứ một tôn giáo hay một tập thể nào, đều phải có những hình thức Nghi Lễ. Mặc dầu trên thể thức âm điệu có phần sai khác, nhưng mục đích vẫn là chí thành cầu nguyện, nhờ có sinh hoạt lễ nghi mà đưa người vào Đạo Phật một cách dễ dàng.
Ví dụ: Cầu an, hôn lễ, nhà mới, bệnh hoạn, tai nạn... bắt đầu cho sự xây dựng gia đình, thờ tự chư Phật, Bồ Tát, ông bà tổ tiên, cầu siêu bạt độ kẻ lâm chung, người chiến sĩ, đồng bào hồn thiêng, vị quốc vong thân, oan hồn uổng tử không nơi nương tựa v.v...Đó là những phương tiện thực tế để điều hòa tâm lý, gieo rắc tình cảm, an ủi tinh thần cho người còn cũng như kẻ mất đem lại nhiều lợi lạc.
Vậy hành giả cần phải học tập và hiểu rõ ý nghĩa về Nghi Lễ. Mỗi khi hành lễ, muốn được điều hòa âm thanh nhịp nhàng trang nghiêm và linh cảm, cần phải có những pháp khí để làm phương tiện hổ tương trong những khóa lễ như sau:
TIẾT THỨ LÀM NGHI: - Chuông trống Bát Nhã. - Cử nhạc khai đàn. - Chủ lễ đăng điện - Cử nhạc tham lễ. - Chủ lễ niệm hương. - Dâng hương - tác lễ.
Muốn trang nghiêm, trọng thể, ban nghi lễ thành tâm bưng khay trầm hương hoa, khánh, linh, đến trước Chư Tôn Đức hành lễ, đặc trên bàn. Một lạy quỳ thưa thỉnh: “Kính bạch Chư Tôn Đức đã đến giờ hành lễ, chúng con cung thỉnh Chư Tôn Thiền Đức quan lâm đạo tràng hành lễ. Ngưỡng mong Chư Tôn từ bi nạp thọ”. Chư Tôn đồng thanh niệm: “Nam Mô A Di Đà Phật”, tức đã liễu tri nhận cho rồi. Ban nghi lễ, thưa: “Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức đã hoan hỷ hứa khả cho rồi, chúng con xin chí thành đảnh lễ cúng dường ba lạy”, đứng dậy đánh khánh, bưng khay trầm, đèn, hoa dẫn đường đi trước, tiến về đạo tràng hành lễ, nếu có lọng, bê, tích, trượng đi hai bên càng trang nghiêm, đến nơi đứng, để pháp khí, đồ lễ hai bên, Chư Tôn Đức hành lễ.
Trong lúc bắt đầu rước, đánh chuông trống bát nhã thỉnh đi...Tổ chức các lễ lộc trang trọng đều như thế. Nếu có nhạc sẽ thêm vào.
Bài Kệ Chuông Trống Bát Nhã: (song hành là có chuông) Bát nhã hội (3 lần).
Thỉnh Phật thượng đường (1 lần). Đại chúng đồng văn (1 lần), Bát nhã âm (1 lần). Phổ nguyện pháp giới (1 lần), Đẳng hữu tình (1 lần), Nhập Bát Nhã (1 lần), Ba La Mật Môn (5, 10, 20 lần một hồi, tùy theo ngắn hay dài ba hồi).(Nghĩa là : Thỉnh chư Tăng, Phật tử vào chánh điện, hay nơi hành lễ. Xin tất cả quý vị hiện diện lưu ý trang nghiêm).
LỜI KHẤN NGUYỆN CÚNG LỄ
Xưa nay lưu truyền nhiều lời khấn nguyện rất linh nghiệm. Như Thái Tử Tất Đạt Đa ngồi dưới gốc cây Bồ Đề (Tất bát la ở Ấn Độ) nguyện nếu ta không thành Đạo, thì dầu thịt nát, xương tan, cũng quyết không đứng dậy khỏi chổ này. Với ý chí hùng dũng cương quyết ấy, sau 49 ngày đêm tư duy, Ngài thấu rõ chân tướng của vũ trụ nhân sanh và chứng Đạo Bồ Đề.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi bài khấn Vua Lý Thái Tổ. Lời lẽ rất linh thiêng cảm động đến cả quỷ thần, chép rằng: Năm Nhâm Tý 1012, Vua tự cầm quân đánh trận ở Diển Châu, khi đến đất Tĩnh Gia, Thanh Hoá, gặp lúc trời đất tối tăm sấm gió dữ dội, Vua đốt hương thành tâm nguyện rằng:
Tôi là người ít đức, lạm ở trên dân, nơm nớp lo sợ như sắp sa xuống vực sâu, không dám cậy binh uy mà đi đánh dẹp càn bậy. Chỉ vì người Diễn Châu không theo giáo hóa, ngu bạo làm càn, tàn ngược dân chúng, tội ác chất chồng, không thể dung tha. Còn như trong khi đánh nhau, hoặc giết oan kẻ trung hiếu hiền lương, đến nỗi hoàng thiên nổi giận, tỏ ý trách móc chỉ bảo. Tôi dẫu gặp tổn hại không giám oán trách. Như quân sĩ có ai sai phạm, thì nên dung thứ, xin trời cao soi xét chứng giám.
Lạ thay, lời nguyện vừa dứt thì trời quang mây tạnh, ba quân vô cùng mừng rỡ. Ấy là điều ghi trong chánh sử, còn trong dân gian thì lưu truyền biết bao câu chuyện linh hiển.
Người VN rất coi trọng lễ nghĩa. Người xưa có câu: “Tiếng chào cao hơn cổ”. Thường nhật có công việc gì bày biện cổ bàn thịnh soạn, mời mọc khách khứa đến nhà. Ông chủ không có lời mời trước, khách nào dám cầm đũa. Đến diệp Tết lễ, nếu như mâm cao cổ đầy, dâng lên cầu cúng, không có lời khấn nguyện, thì ai biết chứng cho. Vậy dâng lễ cần có lời khấn nguyện để giải tỏ lòng thành.
Đây là một tập tục của người VN. Nó phản ảnh một khác vọng sống, chân chánh, mong được sống ấm no hạnh phúc. Vậy điều cốt yếu lời khấn nguyện thế nào? là bày tỏ tâm thành cầu xin đấng linh thiêng, oai lực Chư Phật Bồ Tát…Chủ yếu là thành tâm, chứ chẳng phải lời văn hoa mỹ, cầu kỳ, cũng chẳng phải cầu cho nhiều là được. Nhất niệm thông tam giới. Nhất niệm chí thành thiêng linh cảm cách...
Ngày nay có người dâng hương truyền thống, nhưng lại canh tân chỉ cần thắp hương, đến trước bàn thờ, chẳng mật niệm, chấp tay, khấn vái, đó là tuỳ tâm. Nhưng cần nghĩ, chỉ nên bỏ phần rườm rà, mê tín dị đoan, giữ lại cái hay đạo lý, triết lý cổ nhân, vẽ đẹp văn hoá, mang tính cách giáo dục thuần phong mỹ tục đạo đức của cha ông thầy tổ, song không ít người phải lúng túng, chẳng biết khấn nguyện ước muốn ra sao? để bày tỏ với Tổ Tiên, Phật Thánh…Vì thế mới có lời khấn nguyện này, hầu giúp phần nào cho người thực thi tín ngưỡng dễ đọc, dễ biết, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ lưu truyền để phát huy nét hay, đẹp, đạo lý của dân tộc Việt.
Điều cần lưu ý: Mặc dù tiết, lễ đơn sơ, nhưng cũng phải có những qui ước như:
-Cúng thần nội (Tổ tiên): thì không nên nhập quán xưng quốc hiệu, địa chỉ.
-Cúng thần ngoại (Thổ công,Táo quân,Thần thánh): thì phải nhập quán xưng quốc hiệu. địa chỉ...
Phong tục thờ cúng, để được tiện dụng, xin chia nhiều loại: Lễ tại gia, tại chùa, đình đền, miếu phủ, tượng đài, nghĩa trang, nhà quàn, hội trường, cộng đồng tổ chức v.v... không phân biệt sang hèn, trẻ già, nam nữ, đều có thể sử dụng.

Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2018

Kỵ đặt hướng giường theo CUNG MỆNH - HÌNH – XUNG – PHÁ – HẠI :


Kỵ đặt hướng giường theo CUNG MỆNH
- HÌNH – XUNG – PHÁ – HẠI :
- Người tuổi Tý đại kỵ đặt hướng giường: Tọa sơn ngọ hướng tý, chủ về vợ chồng, con cháu bất hòa. Tọa sơn mùi hướng sửu, chủ về tai ương bệnh tật. Tọa sơn sửu hướng mùi, chủ về hiếm muộn hoặc không có con trai.
- Người tuổi Sửu đại kỵ đặt hướng giường: Tọa sơn mùi hướng sửu, chủ về vợ chồng, con cháu bất hòa. Tọa sơn thìn hướng tuất, chủ về tai ương bệnh tật. Tọa sơn mão hướng dậu, chủ về hiếm muộn hoặc không có con trai.
- Người tuổi Dần đại kỵ đặt hướng giường: Tọa sơn thân hướng dần, chủ về vợ chồng, con cháu bất hòa. Tọa sơn sửu hướng mùi, chủ về tai ương bệnh tật. Tọa sơn dần hướng thân, chủ về hiếm muộn hoặc không có con trai.
- Người tuổi Mão đại kỵ đặt hướng giường: Tọa sơn dậu hướng mão, chủ về vợ chồng, con cháu bất hòa. Tọa sơn tuất hướng hợi, chủ về tai ương bệnh tật. Tọa sơn mão hướng dậu, chủ về hiếm muộn hoặc không có con trai.
- Người tuổi Thìn đại kỵ đặt hướng giường: Tọa sơn tuất hướng thìn, chủ về vợ chồng, con cháu bất hòa. Tọa sơn mùi hướng sửu, chủ về tai ương bệnh tật. Tọa sơn mão hướng dậu, chủ về hiếm muộn hoặc không có con trai.
- Người tuổi Tỵ đại kỵ đặt hướng giường: Tọa sơn hợi hướng tỵ, chủ về vợ chồng, con cháu bất hòa. Tọa sơn thìn hướng tuất, chủ về tai ương bệnh tật. Tọa sơn thân hướng dần, chủ về hiếm muộn hoặc không có con trai.
- Người tuổi ngọ đại kỵ đặt hướng giường: Tọa sơn tý hướng ngọ, chủ về vợ chồng, con cháu bất hòa. Tọa sơn sửu hướng mùi, chủ về tai ương bệnh tật. Tọa sơn mùi hướng sửu, chủ về hiếm muộn hoặc không có con trai.
- Người tuổi mùi đại kỵ đặt hướng giường: Tọa sơn sửu hướng mùi, chủ về vợ chồng, con cháu bất hòa. Tọa sơn tuất hướng thìn, chủ về tai ương bệnh tật. Tọa sơn mão hướng dậu, chủ về hiếm muộn hoặc không có con trai.
- Người tuổi Thân đại kỵ đặt hướng giường: Tọa sơn dần hướng thân, chủ về vợ chồng, con cháu bất hòa. Tọa sơn mùi hướng sửu, chủ về tai ương bệnh tật. Tọa sơn thân hướng dần, chủ về hiếm muộn hoặc không có con trai.
- Người tuổi dậu đại kỵ đặt hướng giường: Tọa sơn mão hướng dậu, chủ về vợ chồng, con cháu bất hòa. Tọa sơn thìn hướng tuất, chủ về tai ương bệnh tật. Tọa sơn sửu hướng mùi, chủ về hiếm muộn hoặc không có con trai.
- Người tuổi Tuất đại kỵ đặt hướng giường: Tọa sơn thìn hướng tuất, chủ về vợ chồng, con cháu bất hòa. Tọa sơn sửu hướng mùi, chủ về tai ương bệnh tật. Tọa sơn mão hướng dậu, chủ về hiếm muộn hoặc không có con trai.
- Người tuổi Hợi đại kỵ đặt hướng giường: Tọa sơn tỵ hướng hợi, chủ về vợ chồng, con cháu bất hòa. Tọa sơn tuất hướng thìn, chủ về tai ương bệnh tật. Tọa sơn thân hướng dần, chủ về hiếm muộn hoặc không có con trai.



Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2018

10 mẹo tâm linh dân gian ứng dụng trong cuộc sống


10 mẹo tâm linh dân gian ứng dụng trong cuộc sống
Theo quan niệm dân gian, khi đi xa nhà, xuất hành, du lịch trở về nhất định phải gõ cửa nhà mình dù không cần thiết. Đó chỉ là một trong 10 mẹo tâm linh mà ông bà ta truyền lại từ xưa.

Những mẹo tâm linh hay mẹo dân gian thường được truyền miệng, dù chưa rõ thực hư nhưng vẫn nên tham khảo để biết thêm những điều thú vị, giúp ích cho cuộc sống.
1. Trong nhà có trẻ nhỏ dưới 3 tuổi mà hay khóc quấy thì ôm đứa trẻ ra khỏi nhà rồi quét dọn sạch sẽ, bế về thì đi ngược để hứng dương khí, xua âm khí.
 2. Buổi sáng không nên cãi cọ, tranh luận cùng người khác, nếu mới sáng sớm đã bực bội sẽ tạo thành Hỏa khí vượng, âm dương bất hòa, vận khí theo đó mà tuột dốc.
3. Phòng ngủ không nên có gương, trừ phi là gương cầu lõm vì gương cầu lõm có công hiệu nạp cát. Các loại gương còn lại đều tích âm khí khiến cho phòng ngủ dương khí không đủ, dễ sinh bệnh.
 4. Cả nhà xuất hành đi chơi, du lịch, công tác, thăm quê trên 3 ngày thì sau khi quay về nhất định phải gõ cửa, gõ xong chờ một lát rồi mới bước vào. Vì nhà vắng người sẽ có “khách” viếng thăm, gõ cửa để báo hiệu cho họ rời đi. Đây là mẹo nên tránh để không bao giờ gặp ma
5. Gặp ác mộng, nửa đêm bừng tỉnh thì sáng hôm sau tỉnh dậy hãy thổi 3 lần vào gối để xua tan điềm dữ.
6. Cây dâu, cây hòe, đại trúc, bạch đàn, dạ lai hương không nên trồng, bày trong sân nhà, sẽ mang tới điềm dữ.
 7. Nếu buôn bán, công việc không thuận lợi trong vòng hơn 180 ngày thì nên đi du lịch xa hoặc chuyển nhà để thay đổi vận khí.
 8. Người sau khi xuất viện đi ngang ngã tư đường thì đổi quần áo trên người thành quần áo mới, sẽ mau chóng phục hồi, khỏe mạnh.
9. Người đi một mình vào buổi tối không nên hát mà nên chạy hoặc rảo bước thật nhanh để đỡ sợ.
 10. Không nên giết hại chó mèo vì sẽ ảnh hưởng tới tuổi thọ. Chó mèo tràng khí rất lớn, không may giết hại thì phải lập tức dời nhà đi chỗ khác càng xa càng tốt.
ST-TTĐ

Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2018

ĐẠI QUÁI ĐẠI THÀNH VÀ LIÊN THÀNH






ĐẠI QUÁI ĐẠI THÀNH VÀ LIÊN THÀNH
1.    NHÀ 235 ĐỘ VẬN 7:
TÂM ĐẮC KHÔNG THỂ THOÁT KHỎI LIÊN THÀNH
NHÀ TOẠ DẦN 55* HƯỚNG THÂN 235*
Chủ nhà TÂN HỢI 1971
Nhập Trạch năm 2000 - CANH THÌN

Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2018

TU TÂM VÀ CHỮA BỆNH


TU TÂM VÀ CHỮA BỆNH

   Con người ta ai cũng có bệnh, không nặng thì nhẹ. Có bệnh, trừ những biến cố đột xuất của cơ thể, chủ yếu là do nghiệp lực mà ra. Người đã làm nhiều điều xấu thì nghiệp lực nặng, nên bị bệnh. Muốn chữa bệnh thì phải giải được nghiệp lực. Muốn giải nghiệp lực thì phải tu tâm để tích đức.
1- Tu tâm
   Tu ở đây phải là tu chân chính, phải là tu tâm tích đức, và phải cả luyện công để lên được tầng cao. Tu không phải để có khả năng chữa bệnh hoặc tự chữa bệnh mà là để giải nghiệp lực, tiến lên tầng cao của vũ trụ. Giải được nghiệp lực thì bệnh mới chữa khỏi.
Vậy nghiệp lực là gì?
   Đó là món nợ phải trả cho những hành động tội lỗi do mình gây ra trước đây. Nghiệp lực do tự thân mình gây ra nên tự mình phải trả. Muốn giải nghiệp lực thì phải tu chân chính để thanh lý hết những điều không tốt trong tư tưởng và trong trường nghiệp lực của mình. Đó là những nhân tố gây nên bệnh. Cho nên, muốn khỏi bệnh thì phải trừ được nghiệp lực.
Tại sao phải tu?
   Con người cõi trần do cha mẹ sinh ra, nhưng Bản nguyên mỗi người thì sinh ra từ trong vũ trụ do vận động tương hỗ các loại vật chất có sẵn trong đó. Bản chất của không gian vũ trụ là Chân Thiện Nhẫn. Con người sinh ra ở đây cũng có được đặc tính này. Nếu tu thân tốt, họ sẽ tiến dần lên bậc thanh cao. Nhưng cũng có nhiều người dần dần sinh tâm ích kỷ, phạm lỗi lầm làm giảm tính thanh cao. Đến mức nào đó thì rơi xuống tầng thấp hơn. Rồi lại tiếp tục biến đổi không tốt để rơi xuống tầng thấp hơn nữa. Cứ như thế cho đến khi xuống đến cõi trần, là tầng nhân loại. Đó là tầng thấp nhất. Theo đạo Phật, rơi xuống đây là rơi vào cõi mê, đáng bị tiêu hủy, nhưng tạo hóa vốn từ bi đã mở cho họ một cơ hội làm người để tu tiến. Cho nên người ở đây phải biết tu luyện theo hướng quên mình để đến với Chân Thiện Nhẫn.
Chân Thiện Nhẫn là gì?
    -   Chân: là tu chân dưỡng tính: nói lời chân thật, làm điều chân chính, quên mình mà tu thành Chân nhân. (Ở đây không đề cập đến vấn đề nói dối để bảo vệ cái đúng, bảo vệ lý tưởng, bảo vệ đất nước… thì có phải là Chân hay không).
    -   Thiện: là có tâm từ bi bác ái. Khi đó sẽ thấy chúng sinh rất khổ, muốn làm điều thiện để giúp chúng sinh. Có hành động Thiện thì dễ tích đức. Thiện là biết quên mình vì người khác. Chống lại mọi tà ác cũng là Thiện. Bảo vệ cái đúng cũng là Thiện.
     -   Nhẫn: là có tính chịu đựng, tha thứ, biết tự kiềm chế để không nóng nảy dẫn đến hành động xấu. Có Nhẫn thì dễ nhận đức và xả được nghiệp. Một người đánh ta, ta không đánh lại là ta đã nhận được đức từ người kia. Người này đã mất đức và tăng thêm một nghiệp lực cho mình. Nếu ta đánh lại thì tức là ta lại mất đức của mình cho người đó, và lại tăng một nghiệp lực cho mình. Vậy bạn có nên Nhẫn không? Chịu đựng mà không tức giận hay oán trách mới là cái Nhẫn của người tu luyện. Muốn có Nhẫn thì tâm phải từ bỏ oán thù (không có nghĩa coi kẻ thù là bạn).
Chân Thiện Nhẫn phải là đồng tu. Phải luôn tu tâm để đạt được cả 3 cái này.
Tu thế nào?
   Bạn hãy hiểu tu một cách đơn giản, không nhất thiết cứ phải cắt tóc lên chùa đi tu. Đấy chỉ là một trong nhiều cách tu. Bạn có thể tu tại tâm: tâm nguyện Chân Thiện Nhẫn. Hàng ngày bạn luôn nghĩ đến điều này. Khi có thời gian bạn có thể ngồi tịnh tâm, xóa hết tà ác từ trong tâm của mình, cầu mong tu được Chân Thiện Nhẫn. Bạn có thể ngồi tịnh trước bàn thờ, dưới gốc cây trong vườn, trên gường ngủ v.v... Thậm trí vào giờ nghỉ trưa có thể ngồi tịnh ngay ở bàn làm việc của mình. Hàng ngày hãy tự rèn mình từ trong lời nói đến hành động, hướng đến Chân Thiện Nhẫn. Tâm tu cả trong lúc làm việc, đi lại, nghỉ ngơi. Cứ như vậy ngày này sang ngày khác, tháng này sang tháng khác, nghiệp chướng sẽ được bào mòn, bệnh sẽ vơi. Việc này đòi hỏi phải rất kiên trì. Cần nhớ rằng tâm phải thành, không được giả dối, không được gượng ép. Nếu bạn có thể thiền nhập định thì càng tốt. Vì khi ta thiền định thì tâm trí ta được nghỉ ngơi, dễ xả bỏ tà tâm.
   Tốt hơn thì bạn nên tìm một lớp học, nhờ thầy hướng dẫn và trợ giúp luyện tu. Thầy có trình độ ở mức cao thì có thể vừa giảng đạo, vừa hướng dẫn luyện công.
   Một người chỉ cần có ý muốn tu luyện thì đã được coi là có Phật tính xuất hiện rồi. Tu không có điều kiện nào cả. Tu là tu, không để đạt mục đích đã định trước. Giúp đời cũng vậy. Giúp là giúp, không có điều kiện nào đặt ra.
   Đạo Phật có nói đến vấn đề phải gạt bỏ Tham Sân Si, tức là không tham lam ích kỷ, không hận oán chán ghét, không ngu dốt lầm lạc. Đó chính là con đường để đến với Chân Thiện Nhẫn.
   Chân Thiện Nhẫn là đặc điểm vốn có của vũ trụ, là tiêu chuẩn để đánh giá người tốt hay xấu. Xã hội loài người hiện đang suy giảm nghiêm trọng đạo đức, cho nên tiêu chuẩn đánh giá người tốt xấu cũng sai lệch. Một người luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ thì đó là một hành động tốt, nhưng chưa chắc đã là một người tốt. Nếu anh ta làm tốt nhiệm một cách vụ vô điều kiện, không cầu gì cho mình, thì đó là người tốt. Nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ với động cơ để được thăng tiến, được danh vọng, được  thưởng, hoặc lợi dụng công việc để kiếm tiền thì đó là người không tốt. Cho nên, đánh giá con người phải lấy Chân Thiện Nhẫn làm tiêu chuẩn. Tu tâm chính là hướng tới Chân Thiện Nhẫn.
2- Chữa bệnh 
   Người chữa bệnh cần hiểu 2 vấn đề sau đây:
1-  Chữa bệnh là việc làm được phép, nhưng không phải là giúp người bệnh để khỏi bệnh mà không cần phải trả nghiệp của họ. Nhưng phải là chữa bệnh cứu người, không vì tham lam ích kỷ cho mình. Khi đó chữa bệnh là tăng đức cho mình. Nếu tham lam ích kỷ, lợi dụng người bệnh để trục lợi thì chính mình đã tăng nghiệp lực của mình. Rồi đến lúc cũng phải trả nghiệp này. Bác sỹ kê đơn thuốc cho bệnh nhân quá mức để trục lợi, hoặc thông đồng với nhà thuốc để trục lợi trên người bệnh thì nhất định sẽ gặp tai họa nặng nề về sau. Vì sinh nghiệp thì phải trả nghiệp, không thể trốn khỏi quy luật này của tạo hóa. Có thể là chữa bệnh phần thực thuộc thân xác lục phủ ngũ tạng cơ bắp của người bệnh. Cũng có thể là chữa bệnh phần mờ liên quan đến thể vía thuộc cõi giới vô hình, như bệnh vong nhập, bệnh vong theo, bệnh lệch luân xa v.v...

2-  Chữa bệnh, dù là bệnh phần thực hay phần mờ thì cũng có 2 loại bệnh sau đây:
-   Bệnh do những đột biến khách quan gây ra: như bị cảm gió, bị ngộ độc thức ăn, bị tai nạn giao thông v.v... Hoặc bị vong nhập do yếu bóng vía khi ra nghĩa trang, hoặc đứa trẻ vài tháng tuổi bị vong nhập làm đau đầu khóc đêm. (nó chưa thể làm gì tội lỗi đến phải trả nghiệp) v.v... Những bệnh này không phải là bệnh do nghiệp chướng, nên chữa khỏi là khỏi. Bạn chữa được bệnh giúp đời là đã tích thêm đức, giảm được nghiệp cho mình.
-    Bệnh do hoàn trả nghiệp: Bệnh này sinh ra dù ở phần thực hay phần mờ thì cũng đều là do phải trả giá cho những hành động tội lỗi của mình gây ra trước đây. Bệnh này có thể không thể chữa khỏi, có thể chữa khỏi chưa chắc đã khỏi, khỏi bệnh này có khi lại sinh bệnh khác, hoặc sinh một tai ương khác trong cuộc sống. Chữa bệnh ở đây chỉ là hoãn bệnh hoặc hoán đổi dạng trả nghiệp này sang dạng trả nghiệp khác mà thôi. Vì nó chưa giải được vấn đề mấu chốt là phải giải được nghiệp. Muốn chữa khỏi bệnh thì người bệnh phải tu tâm để giảm được nghiệp lực bản thân. Khi giải xong nghiệp lực thì bệnh mới chữa khỏi. Cũng có thể xin tạm khất trả nghiệp rồi tu tâm để giải bớt nghiệp lực của mình. 
   Muốn giải Nghiệp thì phải tích Đức. Đức và Nghiệp là 2 phạm trù ngược nhau. Đức là sản phẩm vật chất có màu trắng, thanh nhẹ, sinh ra do con người làm những việc tốt do có lòng nhân ái. Còn Nghiệp là sản phẩm có màu đen, nặng trọc, sinh ra do làm việc xấu, với tâm tà. Khi Đức tăng thì Nghiệp giảm. Khi nào giải xong Nghiệp thì bệnh sẽ chữa khỏi. Cho nên con người phải tích Đức là vậy. Nghiệp lực kết thành những cục màu đen, là cơ sở của mầm bệnh. Người nặng nghiệp lực thì cơ thể toàn mầu đen. Những vong lang bạt trên cõi trần, không chịu tu luyện ở cõi âm, cũng có màu đen. Chúng tương hợp với mầu đen nghiệp lực nên dễ nhập vào người gây nên bệnh vong nhập. Trong trường hợp này muốn giải vong thì phải giải được nghiệp lực. Có nhiều người bị quá nhiều vong nhập, nhưng không giải nổi vì nghiệp lực quá nặng. Khi giải được nghiệp lực thì mới giải được hết vong. Khi xin khất trả nghiệp (kiếp sau mới trả) mà được chấp nhận thì cũng có thể dễ dàng giải hết vong nhập trong người.

   Các nhà khí công thường quan tâm đến vận Khí đề chữa bệnh và tăng cường sức khỏe. Nhưng đây không phải là mục tiêu của khí công. Khí công không chỉ dừng ở vận Khí. Nó là một khoa học có trình độ thâm cao. Mục tiêu luyện khí công không phải là để khai mở, tức là để có được công năng (thí dụ khai mở nhãn thần v.v...) mà phải là để tăng công lực bản thân lên tầng cao hơn. Tầng càng cao thì công lực càng lớn, công năng càng mạnh. Một khi nhà khí công đã vượt được lên tầng cao thì các công năng đặc dị sẽ khai mở. Muốn vậy thì cần tu để đạt Chân Thiện Nhẫn. Từ tầng cao nhìn xuống mới thấy được đường hướng chữa bệnh phải làm gì.
Chú ý: Tu tâm tích đức là một hiện thực cần thiết. Không phải là mê tín dị đoan !
ST-TTĐ