Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2018

Địa Sư Tối Hậu Đích Mộ Đầu Công Phu:


Địa Sư Tối Hậu Đích Mộ Đầu Công Phu:
Tầm Long, Điểm Huyệt, Chọn Ngày, sau cùng đã thiết kế xong mộ phần, còn một công việc cuối cùng Địa Sư phải làm, đấy là việc công phu cuối cùng để hoàn tất việc đặt một Mộ Huyệt. Trăm nghìn năm nay, “Mộ Đầu Công Phu” hoàn toàn được giữ bí mật tuyệt đối, nếu chẳng phải được Thầy Chân Truyền thì chẳng thể nào đắc được thủ pháp Công Phu cơ mật này. Giả như có đắc được cũng chỉ biết được một phần, mà chẳng thể nào hiểu được toàn bộ tinh túy của nó. Mà chính nó cũng để dễ dàng phân biệt người tự học thành Địa Sư với người đã từng bái Sư học Đạo !
“Mộ Đầu Công Phu” tuy có vẻ mang một chút sắc thái mê tín, trong lúc thi hành có sử dụng rất nhiều phù chú, kinh văn. Tuy nhiên đối với việc tạo táng mộ phần chính xác là có tác dụng không nhỏ, không thể coi thường ! Vậy các nét chính yếu của “Mộ Đầu Công Phu” là thế nào ?
1. Địa Sư Trước Phải Tự Mình Hộ Thân Và Bảo Vệ Cho Người Khác.
Phàm là Chân Long huyệt địa, tất đều có sát. Tại lúc Phá Thổ táng mộ, có khả năng xuất hiện các việc ngoài ý, vào lúc đó người làm Địa Sư, cần có năng lực để tự bảo vệ mình và bảo vệ cho những người làm xung quanh. Chủ yếu có bốn phương pháp. Một là tại đầu mộ dùng Trấn Sát Phù để trấn sát, thông thường hay gọi là Mộ Đầu phù, nó có tác dụng trấn sát khí nơi thân Long đến, do đó bảo hộ cho mọi người có mặt tại hiện trường. Hai là Địa Sư đạp Bát Quái Hộ Thân cùng Phù Văn Hộ Thân, cái này chủ yếu có tác dụng với Địa Sư. Ba là Thất Bảo Trấn Sát, tác dụng so với Mộ Đầu Trấn Sát Phù không sai khác mấy, có thể trấn sát khí trong một vùng rộng rãi, có thể bảo hộ cho Phúc Chủ một nhà bình an, lại làm cho hài cốt tiền nhân đắc được Long Khí, khu trừ Sát Khí. Bốn là chuẩn bị các phù thoái sát, các dụng phẩm thoái sát, có thể không gặp sát khí nhưng vẫn nên đề phòng, nếu sảy ra chuyện lập tức dùng nó để hóa sát.
2. Công Phu Để Thỉnh Tống Phúc .
Trong lúc tiến hành bái Thổ Địa, di quan, tiến đèn, tiến hương và trước khi hô Long, tất nên Thỉnh Thần, sau khi xong nên Tống Thần. Nếu không tất các công phu Hô Long và công việc khác đều không nghiệm, bất quá chỉ là hoa hòe hoa sói dối người dối mình. Thỉnh Thần và Tống Thần, kinh văn không giống nhau, gọi là “Thỉnh Thần Văn” và “Tống Thần Văn Sớ” , lại có phù chú khác nhau. Có thể kể một số Thần Chủ Yếu gồm : Cửu Thiên Huyền Nữ, Đông Vương Công Tây Vương Mẫu, Dương Cứu Bần Tiên Sư, Bát Quái Tiên Sư, Thổ Địa Thần …..Có một số nơi còn thỉnh Quán Thế Âm Bồ Tát đến địa trường, các kinh văn được sử dụng cũng rất nhiều. Nếu như có thỉnh Phật tất nên trước Phật sau Thần, lúc tống tiễn cùng vậy. Thỉnh hoặc tống Thần cần dùng 3 trà 3 rượu tiếp đãi Thần Linh, có thể dùng các đồ chay. Nếu có thỉnh Phật nên dùng một bàn cao hơn để phân rõ chay mặn.
3.Mộ Khế Và Thổ Địa Sớ.
Sớ Thổ Địa cùng Mộ Sơn Khế nên chuẩn bị vào lúc chiều muộn mỗi ngày, bao gồm tất cả các phù chú cần dùng, đều nên chuẩn bị trước khi hành sự. An phóng Thổ Địa Sớ chủ yếu có mấy bước sau : Một là dùng la bàn tìm ra phương vị sinh vượng Thanh long của mộ, đặt chỗ thờ Thổ địa, dùng gạch càng tốt; Hai chuẩn bị một đầu gà trống, được toàn bộ gà, gà tất giáp nơi mỏ gà, gan gà , thận gà bỏ vào dạ dày, nấu chín. Đồng thời chuẩn bị một miếng thịt lợn, cũng dùng nước giếng nấu chín, đặt ở trước mộ. Đốt hương, thắp đèn xong, lấy s thổ địa cùng Mộ sơn khế đặt tại chỗ thờ Thổ Địa, đợi hương cháy được một nửa, niệm tụng thổ địa sớ cùng Mộ Sơn Khế đốt cho thổ địa thần . Mỗi kinh văn đọc ba lần.
4. Phóng Đăng, Tiến Hương, Tiến Quan
Các thủ tục chủ yếu gồm sáu hang mục, tất cả đều dùng kinh văn đề làm. Một số nơi phong tục không giống nhau, sử dụng không nhất định một phương pháp. Có một số điểm không thể bỏ qua gồm : 
1. là Tiến Kim, tiến kim hoặc trước khi tiến quan, cần dùng la bàn chọn lựa tuyến tốt, vẽ phương hướng tốt, định nội phân kim. Sau đó sử dụng Than Củi, trong Than Củi cho thêm ít muối ăn, lá trà, đốt nên sấy khô huyệt mộ. Lúc Tiến Quan hoặc Tiến Kim đọc bài thơ Tiến Quan và Tiến Kim Cát Ngữ.
2. Tiến Đèn, Tiến Hương : Tiến Đèn và Tiến Hành cùng tiến hành một lúc. Trong Mộ sử dụng đèn thông thường là Nến trắng, ba cây hương. Nếu như một mộ hai huyệt, tất hai huyệt đều dùng như vậy.
Điểm Hương Tiếp Long Hỏa, tại lúc sắp bịt miệng huyệt, cần dùng hương lửa điểm xuất trong mộ. Điểm đến hương hỏa của mỗi phòng, cần có sự hồi đáp, có thể cầm hương đó mang về nhà, trên đường đi tuyệt đối không thể làm tắt hương.
5. Hô Long
Hô Long có ba bước tiến hành, trước lúc Hô Long cần đốt 12 cây hương tại 12 địa chi. Bước thứ nhất là tụng đọc Hô Long Khẩu Quyết; Bước thứ 2 là Hô Long Kinh; Bước thứ 3 là phóng Thất Bảo. 
Sau khi hô Long còn một bước cuối là Tế Phân Kim cũng rất quan trọng. Mọi việc đến đây mới là hoàn thành. ST

Khí của phong thuỷ dương trạch.


Khí của phong thuỷ dương trạch.
Khí ở thời cổ đại là một khái niệm rất trừu tượng, nhà duy vật luận cho rằng khí là nguyên tố bản nguyên cấu thành nên thế giới, nhà duy tâm luận cho rằng khí là vật phái sinh của tinh thần khách quan. Các nhà hiền triết xưa cho rằng, không nơi nào là khí không tồn tại, khí cấu thành nên vạn vật, khí không ngừng vận động biến đổi. “Lão Tử” nói: “Vạn vật phụ âm nhi bao dương, xung khí dĩ vi hoà” (Tạm dịch là: vạn vật bỏ âm mà ôm lấy dương, khí dồi dào là bình hoà).
Khí, trong thuật phong thuỷ là một khái niệm rất phổ biến, rất quan trọng, có sinh khí, tử khí, dương khí, âm khí, thổ khí, địa khí, thừa khí, tụ khí, nạp khí, khí mạch, khí mẫu… Khí là khởi nguồn của vạn vật, khí biến hoá vô lường, khí quyết định hoạ phúc của con người. Con người muốn tránh tử khí, thừa sinh khí thì phải mời thầy phong thuỷ về “lý khí”. “Lý khí” là công việc vô cùng phức tạp, cần phải kết hợp Âm Dương – Ngũ Hành, thực địa khảo sát “vượng tượng” mới có thể đạt được “sinh khí”, có “sinh khí” rồi mới có thể có được phú quý.
Vì thế, thuật phong thuỷ thực tế là “thuật tướng khí”. Thuật phong thuỷ cho rằng, khí là bản nguyên của sự vật, nó biến hoá vô cùng, nó có thể biến thành nước, cũng có thể tích tụ lại thành sông thành núi. Trong cuốn “Thuỷ long kinh” của Tưởng Bình Giai đời Minh luận về “Khí cơ diệu vận” có nói rằng: “Thái thuỷ duy nhất khí, mạc tiên vu thuỷ. Thuỷ trung tích trọc, toại thành sơn xuyên. Kinh vân: khí giả, thuỷ chi mẫu. Thuỷ giả, khí chi tử. Khí hành tắc thuỷ tuỳ, nhi thuỷ chỉ tắc khí chỉ, tử mẫu đồng tình, thuỷ khí tương trục dã. Phu dật vu địa ngoại nhi hữu tích giả vi thuỷ, hành vu địa trung nhi vô hình giả vi khí. Biểu lí đồng dụng, thử tạo hoá chi diệu dụng, cố sát địa trung chi khí xu đông xu tây, tức kỳ thuỷ chi hoặc khứ hoặc lai nhi tri chi hĩ. Hành long tất thuỷ phụ, khí chỉ tất hữu thuỷ giới. Phụ hành long giả thuỷ, cố sát thuỷ chi sở lai nhi tri long khí phát nguyên chi thuỷ, chỉ long khí giả diệc thuỷ, cố sát thuỷ chi sở giao nhi tri long khí dung tụ chi xử.” (Bắt nguồn duy nhất chỉ có khí, trước tiên là ở nước.
Trong nước tích tạp vật biến thành sông thành núi. Trong kinh nói rằng: Khí là mẹ của nước, nước là con của khí. Khí đi nước cũng theo, khí dừng thì nước cũng dừng, mẹ con đồng lòng, khí nước cùng theo nhau. Tràn trên mặt đất mà để lại dấu tích là nước, đi trong lòng đất mà vô hình là khí.
Đó là điều kỳ diệu của tạo hoá, nhìn khí trong đất đi hướng đông hướng tây tức là sẽ biết nước hoặc đi hoặc lại. hành long cần nước phụ trợ, khí dừng sẽ có ranh giới nước. Trợ giúp hành long là nước, nhìn nước đến sẽ biết khởi nguồn của long khí. Dừng long khí cũng là nước, nhìn nước giao nhau sẽ biết nơi quy tụ long khí). Từ đó có thể thấy, sơn mạch (dãy núi) và hà lưu (sông ngòi) đều có thể thống nhất trong “khí”, đi tìm sinh khí chính là cần phải quan sát hướng đi của sông núi. Thuật phong thuỷ còn cho rằng, khí quyết định hoạ phúc của con người.
Có thổ ắt có khí, người sống được khí, người chết trở về với khí. Trong “Táng thư” của Quách Phác có nói rất rõ ràng rằng: “Táng giả, thừa sinh khí dã. Phu âm dương chi khí, y nhi vi phong, thăng nhi vi vân, giáng nhi vi vũ. Hành hồ địa trung nhi vi sinh khí, hành hồ địa trung phát nhi sinh hồ vạn vật. Nhân thụ thể vu phụ mẫu, bản hài đắc khí, di thể thụ ấm. Cái sinh giả, khí chi tụ ngưng, kết giả thành cốt, tử nhi độc lưu. Cố tang giả, phản khí nội cốt, dĩ ấm sở sinh chi đạo dã. Kinh vân: Khí cảm nhi ứng hoạ phúc cấp nhân, thị dĩ đồng sơn tây băng, linh chung đông ứng, mục hoa vu xuân, lật nha vu thất. Khí hành hồ địa trung, kỳ hành dã, nhân địa chi thế; kỳ tụ dã, nhân thế chi chỉ. Khưu lũng chi cốt, cương phụ chi chi, khí chi sở tuỳ.
Kinh viết: Khí thừa phong tắc tán, giới thuỷ tắc chỉ, cố nhân tụ chi sứ bất tán, hành chi sứ hữu chỉ”. Đoạn này có coi là tổng cương của phong thuỷ, cốt lõi của tổng cương này là khí. Từ đoạn này chúng ta có thể biết được cách nhìn tổng quát về khí của các thầy phong thuỷ: Sinh khí là khí vận hoá nhất nguyên, trên trời thì chảy xung quanh lục hư, dưới đất thì phát sinh vạn vật. Trên trời không có thì cũng không thể có khí dưới đất, đất không có khí thì cũng không có hình.
Sinh khí nằm trong lòng đất, con người không thể nhìn thấy được. Người chết nếu biết được sở tại sẽ làm cho xương khô được thừa khí mà được phúc. Hài cốt cha mẹ là cái thân của con cháu, hình thể con cháu là cái cành của cho mẹ, thân và cành tương ứng, được cát (lành) thì thần linh an, con cháu thịnh, đây gọi là “Khí cảm nhi ứng quỷ phúc cập nhân”. Bất luận là âm trạch hay dương trạch đều cần phải chú ý thừa sinh khí, tránh tử khí.
Trong “Hoàng đế trạch kinh” có viết: “Mỗi niên hữu thập nhị nguyệt, mỗi nguyệt hữu sinh khí tử khí chi vị….. Chính nguyệt sinh khí tại Tí Quý, tử khí tại Ngọ Đinh; Nhị nguyệt sinh khí tại Sửu Cấn, tử khí tại Mùi Khôn; Tam nguyệt sinh khí tại Dần Giáp, tử khí tại Thân Canh; Tứ nguyệt sinh khí tại Mão Ất, tử khí tại Dậu Tân; Ngũ nguyệt sinh khí tại Thìn Tốn, tử khí tại Tuất Càn; Lục nguyệt sinh khí tại Tị Bính, tử khí tại Hợi Nhâm; Thất nguyệt sinh khí tại Ngọ Đinh, tử khí tại Tí Quý; Bát nguyệt sinh khí tại Mùi Khôn, tử khí tại Sửu Cấn; Cửu nguyệt sinh khí tại Thân Canh, tử khí tại Dần Giáp; Thập nguyệt sinh khí tại Dậu Tân, tử khí tại Mão Ất; Thập nhất nguyệt sinh khí tại Tuất Càn, tử khí tại Thìn Tốn; Thập nhị nguyệt sinh khí tại Hợi Nhâm, tử khí tại Tị Bính”. Điều này có nghĩa là mỗi một tháng đều có sinh khí và tử khí, phương vị cụ thể là phương vị dùng Bát Quái, Thiên Can, Địa Chi biểu thị trên la bàn.
Khi thầy phong thuỷ xem đất, tay giữ la bàn, đầu tiên xem rõ phương vị của sinh khí và tử khí tháng đó, lấy phương vị sinh khí động thổ là lành, lấy phương vị tử khí động thổ là dữ. Vì thế, “lý khí” là một trong những mấu chốt quan trọng của thuật phong thuỷ. Thầy phong thuỷ cho rằng, lý ngụ vu khí, khí cố vu hình. Hình dùng mắt để nhìn, khí dùng lý để quan sát. Thiên Tinh Quái Khí là phép tắc của thừa khí. Lấy Phục Hi Tiên Thiên Bát Quái phối hợp Âm Dương, lấy Văn Vương Hậu Thiên Bát Quái để suy bài Hào Tượng. Lấy Bát Quái làm Thiên Địa Nhật Nguyệt, Lục Thập Tứ Quái làm Âm Dương Khí Hậu.
Như vậy có thể đoán biết được vạn sự vạn vật, chỉ cần lý khí thích hợp, thừa khí xuất sát khí, tiêu nạp khống chế, tinh biện nhập thần là có thể đạt được mục đích. ST



KINH NGHIỆM CỦA THẦY PHONG THỦY, CHUẨN XÁC PHI THƯỜNG


KINH NGHIỆM CỦA THẦY PHONG THỦY,
CHUẨN XÁC PHI THƯỜNG

Nếu bạn là người có phúc phận nhưng lại sống trên mảnh đất có phong thủy xấu, thì dần dần phong thủy của thế đất ấy cũng sẽ chuyển biến theo phúc phận của bạn, ngày một tốt lên. Còn nếu như bạn là người không có phúc phận, thì cho dù có sống tại một nơi phong thủy bảo địa, bạn cũng giữ không được, phong thủy tốt rồi sẽ rời đi.
Trong thế gian, vạn vật đều có linh tính, tôn kính thiên địa và nhật nguyệt, núi sông, đó là bổn phận cần có của con người. Nếu như chúng ta tôn kính vạn vật thì vạn vật đâu đâu cũng sẽ thành tựu cho chúng ta, giúp chúng ta. Sự liên kết ở đây nó cũng như cảm tình vậy, khi chúng ta tìm được tri âm của mình thì một cụ bà 81 cũng có thể mang tâm hồn của cô thiếu nữ 18, vui tươi ca hát. Trong Đạo giáo, người ta thường nói về chữ duyên, và phong thủy cũng tương đồng như thế, cũng cần đến hai chữ duyên phận.
Vậy phong thủy phải dưỡng như thế nào?
Ở đây chính là dưỡng phúc, lập đức.
Thứ nhất, dưỡng phong thủy cần kỵ sát sinh. Phong thủy bảo địa tốt nhất chính là nơi có sinh khí vượng, khi sát sinh sẽ khiến sinh khí tiêu tan, sinh linh sẽ sợ hãi, đều muốn tránh xa. Chúng ta có thể thử nghĩ xem, những mảnh đất như thế nào thì không có sinh linh? Chính là sa mạc, trên sa mạc không có gì cả, làm sao có thể dưỡng phúc tạo lộc?
Thứ hai, dưỡng phong thủy chính là hiếu thuận với cha mẹ. Hiếu thuận với cha mẹ, chính là nguồn gốc của ban phúc, là thần dược để cải tạo vận mệnh, người mà sống có hiếu với cha mẹ thì trời đất đều nể phục và giúp đỡ.
Thứ ba, dưỡng phong thủy chính là không nói xấu người khác, ngay cả nói với người trong nhà, thậm chí ngay cả lúc ở một mình cũng không nên có ý niệm đó.
Có câu “Phật vô xứ bất tại”, “Trên đầu ba thước có thần linh”, mỗi một suy nghĩ, mỗi từng ý niệm của con người đều được trời đất chứng giám, vạn vật tỏ tường. Khi bạn nói những lời không tốt về người khác sẽ khiến cho trời đất không vui. Không những vậy, làm người thì cần phải lấy thân làm mẫu, mình sống không phải đạo thì người khác cũng sẽ học theo. Cũng giống như một vị làm tướng soái mà quân sĩ không phục, sẽ chẳng thể làm được gì, tinh thần tán loạn sau rồi rời bỏ quân ngũ.
Cổ nhân thường nói: “Người sao thì của vậy”, ý nghĩa ở đây là gì? Chính là con người và vạn vật đều có sự tương thông. Hay như câu nói “chủ sao tớ vậy”, mọi suy nghĩ, việc làm của mình đều ảnh hưởng, tác động đến mọi người và vạn vật xung quanh. Đặc biệt là các bậc bề trên, mỗi từng suy nghĩ, hành động đều là tấm gương cho con cháu noi theo. Khi nhìn vào nơi ở một người là có thể biết được nội tâm của người đó, hoàn cảnh chính là sự phản ánh nhân tâm của con người.
Biển lớn dung nạp trăm nghìn sông là nhờ nó chọn cho mình vị thế thấp, lấy bao dung, độ lượng mà không cự tuyệt bất kỳ một giọt nước nào.
Làm người cũng lại như thế, khi chúng ta đặt vị trí của mình xuống thấp nhất thì phúc lộc, trí huệ của vạn núi, nghìn sông cũng sẽ quy tụ về mình. Cổ nhân có câu “Hậu đức tải vật”, có đức dày sẽ có được mọi thứ, muốn nâng đỡ được vạn vật thì phải đặt mình dưới thấp. Vậy nên, muốn có đức cao phúc dày thì cần sống biết trên biết dưới, đối đãi với người thì cần cung kính khiêm nhường.
Ở đời kính thứ gì thì sẽ được thứ đó, kính trời thì biết thiên đạo, kính đất thì hiểu địa lý, kính sông núi thì được núi sông, kính người thì được nhân tâm…
Bởi thế mà, nhìn nhận một con người ở góc độ nào thì cũng chính là nhìn toàn diện con người họ. Có thể thông qua xương cốt, tướng lưng, khuôn mặt, cũng có thể thông qua nơi ở, thậm chí thông qua nét chữ, vật dụng dùng hàng ngày cũng có thể biết được họ là người thế nào. Cổ nhân có thể thông qua bắt mạch là có thể biết được phúc phận của con người ra sao? Nguyên nhân chính là bởi vạn vật đều có sự gắn kết tương thông với nhau. Hoàn cảnh, vật chất bên ngoài chính là bức tranh phản ánh nhân tâm của chúng ta.
Vậy phong thủy ở đây cốt lõi không phải nằm ở chỗ bạn chọn nơi nào để ở, chọn người nào để chơi, chọn vật nào để dùng… mà nó nằm ngay chính bên trong nội tâm của bạn.
Nội tâm tốt, phúc phận tốt, đức dày thì dù đi đâu làm gì cũng được quý nhân phù trợ, đều là tốt lành, đây mới là căn bản tạo được phong thủy tốt.
(Theo soundofhope.org, Minh Vũ biên dịch).

Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2018

Thế nào là một “Hình Thế” đẹp trong phong thủy?


Thế nào là một “Hình Thế” đẹp trong phong thủy?

Từ “Hình” thường được nhắc đến trong Phong thủy chính là hình dạng của núi nơi kết huyệt. Hình là bộ phận quan trọng, mấu chốt nhất để giúp khí tụ. Sinh khí phải nhờ có “Thế” thì mới có thể chuyển động và vì có “Hình” mà  khí dừng lại. Sách “Táng kinh” có đoạn viết: “Hình dừng khí tích tụ, hóa sinh vạn vật ở trên mặt đất”. Vì vậy, có thể khẳng định rằng, “hình” chính là sự tổng kết đối với “thế”. Nếu không có “hình” tốt thì “thế” sẽ không thể khiến khí dừng và ngưng tụ được và người chết sau khi được an táng cũng sẽ không có chỗ để dựa dẫm, bấu víu. “Hình” có sự phân chia rõ ràng thành to nhỏ, cao thấp, béo gầy, cúi đầu và ngẩng đầu, chính và nghiêng,… Xét về đại thể, các nhà Phong thủy chia “hình” thành 6 dạng cơ bản là tròn, dẹt, thẳng, gấp khúc, vuông và lõm. Những yêu cầu cơ bản đốì vối “hình” là:
Yêu cầu thứ nhất: Hình phải dừng. Nếu “hình” không dừng mà tiếp tục di chuyển thì “thế” sẽ không thể trụ lại và khí không thể tụ lại được. Sách “Quản thị địa lý chỉ mông” có đoạn viết: “Hình tất phải dừng. Chỉ khi hình dừng thì khí mới tụ và thế mới có chỗ để trụ vững”.
Điều kiện thứ hai: Hình phải ở dạng tiềm tàng, tiềm ẩn bởi nếu “hình” lộ hoàn toàn ra ngoài thì sinh khí sẽ bị tiêu tán hết vào trong gió. Sách “Quản thị địa chỉ chỉ mông” có đoạn viết: “Hình dứt khoát không được lộ, nếu “hình” lộ thì tất cả sinh khí sẽ bị thổi hết lên những đỉnh núi cao”.
Điều kiện thứ ba: Hình phải ngay ngắn, đoan chính. Nếu “hình” có những dấu hiệu như nghiêng, lệch hoặc vỡ nát thì uế khí sẽ có nhiều cơ hội nảy sinh gây ảnh hưỏng không tốt cho nơi kết huyệt.
Điều kiện thứ tư: Hình phải có dạng đẹp, tròn; núi ở phía Minh đường phải nhiều và dày. Chĩ có như vậy thì cát khí mới tụ và có địa điểm để phát huy tốt nhất tác dụng của mình.
Sự cát hung trong hình thế của núi cũng chính là sự cát hung của huyệt. Nói cách khác, sự cát hung của huyệt hoàn toàn phụ thuộc vào sự cát hung trong hình thế của núi. Hình thế của núi, của huyệt có tốt đẹp thì con ngưòi cũng sẽ tốt đẹp. Dù người chết được táng tại nơi đá thô hiểm ác, nơi trũng sâu, ngọn núi đột ngột nhô cao, nơi đá bóc tách thành từng lớp, nơi ngọn núi cô đơn hay tản mát,… đều có thể tiềm ẩn những nguy cơ gặp nhiều điểu hung hại bất ngờ. Xét về đặc điểm cát hay hung trong hình dạng của núi, sách “Táng kinh” có đoạn viết: “Nếu phía sau của ngọn núi có dạng như một bức bình phong đứng chắn thì pháp táng sẽ dừng lại, các bậc Vương hầu đểu đột ngột nổi dậy; nếu núi có dạng tròn, thẳng và đẹp thì pháp táng sẽ gấp khúc, đất sẽ có nguy cơ bị nứt, lún nghiêm trọng;
(Theo Bách khoa phong thủy của Vương Quang Minh)
TTĐ

HÌNH VÀ THẾ TRONG PHONG THUỶ


HÌNH VÀ THẾ TRONG PHONG THUỶ .

Thuật phong thủy cho rằng : ngàn bước là Thế, trăm bước là Hình, hình nhỏ hơn thế, thế lớn hơn hình. Thế là viễn cảnh, hình là hình gần, hình là tích lũy của thế. Thế là tầm cao của hình, có thế rồi mới có hình, có hình rồi sau biết thế. Thế lập trước hình, hình hình thành sau thế. Hình nằm bên trong, thế năm bên ngoài. Hình được thế ứng với mà có, thế có được là do hình gộp lại.
Thế ở cái đại thể, hình ở cái nhỏ bé, thế quay lưng lại thì hình không đậu, hình mà trườn đi thì huyệt không kết. Thế như thành quách tường rào, hình như lâu đài nhà cửa. Hình như mỏm núi đứng một mình, thế như các đỉnh nhấp nhô . Nhận ra thế hơi khó, nhìn thấy hình rễ hơn. Từ to tới nhỏ, từ thô đến tinh vi, từ xa đến gần, thế đến là gốc, hình ở là ngọn. Trái phải trước sau gọi là bốn thế, sơn thủy ứng với án gọi là tam hình.
Thuật phong thủy sở dĩ phải xem xét hình thế như vậy, vì coi thế là rồng đến. Rồng đến mà to, mạnh, lạ, chuyên, nghịch ... mới đem lại vận khí tốt. Rồng đến mà nhỏ, yếu, tầm thường, cứng, nhiều chi nhánh ... Thì hình tạo nên sẽ không đẹp. Hình do thế tạo thành, hình lại quyết định huyệt tốt hay xấu. Hình phải đầy đặn, tích tụ, tăng khí, như vậy huyệt mới kết. Được huyệt tốt, người chết mới yên ổn, người sống mới phát đạt. ST